Các lệnh trừng phạt đang làm Triều Tiên 'giàu lên'

(Ngày Nay) - Giới chuyên gia cho rằng lệnh trừng phạt chỉ khiến Triều Tiên nghĩ ra nhiều cách sáng tạo hơn để làm kinh doanh.
Công nhân trong một nhà máy tơ lụa ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP
Công nhân trong một nhà máy tơ lụa ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP

Mỹ và các đồng minh đã tăng cường lệnh trừng phạt lên Triều Tiên, nhằm ép nước này từ bỏ chương trình vũ khí. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể là chiến lược thất bại.

Trên thực tế, các lệnh trừng phạt kinh tế có thể thúc đẩy sức cạnh tranh trong kinh doanh tại Triều Tiên do các công ty sẽ nghĩ ra nhiều biện pháp tinh vi hơn để lách luật. Từ đó, nền kinh tế này sẽ được thúc đẩy, cho phép họ càng có tiền tiếp tục các chương trình vũ khí.

"Các lệnh trừng phạt sẽ khiến Triều Tiên nghĩ ra nhiều cách sáng tạo hơn để làm kinh doanh", John Park - giảng viên Trường Harvard Kennedy cho biết trên CNBC.

Các doanh nhân Triều Tiên muốn có công nghệ, hàng hóa bị cấm có thể nhờ cậy đến các trung gian tại Trung Quốc và chấp nhận mất phí, Park cho biết. Với việc Bình Nhưỡng ngày càng chịu nhiều lệnh trừng phạt, trung gian người Trung Quốc thay vì sợ hãi, sẽ nhìn thấy cơ hội kiếm nhiều tiền hơn do rủi ro cao hơn. Nhìn chung, các lệnh trừng phạt sẽ chỉ khiến ngày càng nhiều trung gian sẵn sàng tham gia mạng lưới này để kiếm tiền, Park cho biết.

"Anh đang tạo ra nhiều thị trường hơn cho người Triều Tiên để hoạt động tại Trung Quốc", ông cho biết trên CNBC, "Hoạt động của họ sẽ tinh vi hơn nếu có thêm các lệnh trừng phạt mới".

Reuters cho biết, năm 2016, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất 17 năm. Trong khi đó, Liên hợp quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên nước này từ năm 2006 do chương trình hạt nhân.

Đầu tháng 2, Liên hợp quốc cũng nhận xét các lệnh trừng phạt kinh tế lên nước này không hiệu quả. Nguyên nhân là Triều Tiên vẫn biết cách lách "bằng các biện pháp ngày càng tăng về quy mô và độ tinh vi".

"Các thực thể và ngân hàng vẫn tiếp tục hoạt động trong môi trường bị trừng phạt, bằng cách sử dụng trung gian giàu kinh nghiệm và được đào tạo tốt trong hoạt động vận chuyển người, tiền bạc và hàng hóa qua biên giới, kể cả vũ khí hay các vật liệu liên quan", báo cáo của Liên hợp quốc cho biết.

Dù vậy, một số người thì cho rằng nguyên nhân là các lệnh trừng phạt chưa đủ mạnh tay và Trung Quốc chưa nghiêm túc trong việc kiềm chế nước láng giềng. Dù Bắc Kinh đã hạn chế nhập khẩu từ Bình Nhưỡng, xuất khẩu vẫn tăng 30% trong nửa đầu năm. Cũng trong 6 tháng đầu, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước vẫn tăng 10% lên 2,65 tỷ USD.

Cuối tuần trước, Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân lần 6, uy lực nhất kể từ năm 2006. Tháng trước, họ cũng phóng một tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản, bất chấp các lệnh trừng phạt được tăng cường ngay trước đó. Sau lần gần đây nhất, Liên hợp quốc được cho là đang soạn thảo các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn lên nước này.

Theo Vnexpress
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.