Đại dịch COVID-19 chưa qua giai đoạn tồi tệ nhất

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát đi cảnh báo giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới vẫn đang ở phía trước.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus

Lời cảnh báo được Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong buổi họp báo về đại dịch COVID ngày 29/6 tại Geneva, Thuỵ Sĩ.

Theo người đứng đầu WHO, với việc nhiều quốc gia trên thế giới gỡ bỏ phong tỏa cùng tâm lý buông lỏng của người dân, đại dịch COVID-19 đang có môi trường và điều kiện thuận lợi để bùng phát mạnh hơn và tồi tệ hơn cả giai đoạn đầu đại dịch.

Theo các con số thống kê được WHO đưa ra trong vài ngày qua, mức độ lan rộng của đại dịch COVID-19 trên thế giới thể hiện rõ nhất ở việc hiện chỉ mất khoảng 1 tuần là đã có 1 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khi ở giai doạn đầu của đại dịch, sau hơn 3 tháng mới có 1 triệu người nhiễm.

WHO cũng nhắc lại một cột mốc đáng chú ý khác là ngày 30/6 là vừa tròn 6 tháng WHO nhận được báo cáo đầu tiên từ Trung Quốc về căn bệnh viêm phổi lạ ở Vũ Hán. Sau 6 tháng đại dịch chính thức xuất hiện, toàn thế giới đã có trên 10 triệu ca nhiễm và trên 500.000 người tử vong.

Tâm dịch hiện nằm ở châu Mỹ, với hai ổ dịch lớn nhất là Mỹ và Brazil, cũng là hai nước có dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng cộng, châu Mỹ chiếm khoảng một nửa tổng số ca nhiễm và ca tử vong của toàn thế giới.

WHO cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 29/6 thông báo WHO sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc vào tuần tới để điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện nguồn gốc virus SARS-CoV-2 để có thể phòng chống loại virus này tốt hơn.

Tuy nhiên, ông Ghebreyesus không cho biết thành phần nhóm chuyên gia được cử tới Trung Quốc cũng như nhiệm vụ cụ thể của nhóm chuyên gia này

Theo Worldometers, tính đến 6h hôm nay (30/6), thế giới ghi nhận 10.395.643 người nhiễm COVID-19, trong đó có 507.416 ca tử vong và 5.646.130 người bình phục.

Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 41.341 ca nhiễm bệnh mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 2.678.418 trường hợp, 128.767 trường hợp tử vong và 1.104.171 người mắc COVID-19 đã bình phục.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.