Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam trả lời phỏng vấn về sự leo thang mới ở biên giới Azerbaijan-Armenia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc giao tranh mới nhất diễn ra trong đêm tại một số điểm dọc theo biên giới Armenia và Azerbaijan, hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột vũ trang lớn trong khu vực. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đều lập tức lên tiếng, kêu gọi sự kiềm chế từ cả hai bên. Ngày Nay đã có một cuộc phỏng vấn với Ngài Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov về vấn đề nêu trên. 
Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov trong cuộc họp báo hồi tháng 6. Ảnh: Kondou / Ngày Nay.
Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov trong cuộc họp báo hồi tháng 6. Ảnh: Kondou / Ngày Nay.

Ngày Nay: Xin Ngài cho biết lý do cho sự leo thang mới nhất ở biên giới Azerbaijan-Armenia là gì?

Đại sứ Anar Imanov: Như đã biết, Azerbaijan đã phải hứng chịu rất nhiều sự xâm lược quân sự của Armenia với hậu quả là hơn 20 người Azerbaijan đã bị giết, hơn một triệu người trở thành người di cư nội địa và người tị nạn, khoảng 20% ​​lãnh thổ Azerbaijan bị chiếm đóng, phần lớn các thành phố và làng mạc bị phá hủy hoàn toàn. Vào năm 2020, sau 44 ngày diễn ra Chiến tranh Vệ quốc, Azerbaijan đã giải phóng các vùng lãnh thổ của mình, một mình thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, được thông qua năm 1993, yêu cầu rút hoàn toàn, khẩn cấp và vô điều kiện các lực lượng vũ trang Armenia khỏi lãnh thổ Azerbaijan.

Khu vực Nagorno-Karabakh nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan ở vùng Nam Kavkaz là điểm nóng thường trực giữa Azerbaijan và Armenia trong suốt 3 thập kỷ qua.

Năm 1993, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lần lượt thông qua 4 nghị quyết là 822, 853, 874, và 884 về Nagorno-Karabakh, theo đó, yêu cầu các lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng vùng này phải rút ngay lập tức, hoàn toàn, và vô điều kiện khỏi đây.

Sau khi giải phóng các vùng lãnh thổ của mình khỏi sự chiếm đóng của Armenia, Azerbaijan đã và đang tiến hành các hoạt động nhằm thiết lập hòa bình bền vững trong khu vực. Cùng với việc tiến hành các công việc phục hồi và tái thiết chưa từng có ở các vùng lãnh thổ được giải phóng, Azerbaijan đã khởi xướng quá trình bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia với Armenia trên cơ sở công nhận và tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Azerbaijan, trong nhiều trường hợp, bày tỏ sự sẵn sàng bắt đầu đàm phán về hiệp ước hòa bình giữa hai quốc gia, và đã thành lập phái đoàn quốc gia về vấn đề này.

Tương tự, Azerbaijan đã thực hiện các nỗ lực để bắt đầu quá trình phân định và cắm mốc biên giới giữa Armenia và Azerbaijan, mở rộng các kênh giao thông và liên lạc, cũng như thiết lập Hành lang Zangazur.

Bất chấp tất cả những điều này, phía Armenia vẫn duy trì các hoạt động trong quá khứ và thay vì thực hiện tốt các cam kết của mình, Armenia tiếp tục trì hoãn công việc thực tế theo nhiều hướng khác nhau.

Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam trả lời phỏng vấn về sự leo thang mới ở biên giới Azerbaijan-Armenia ảnh 1

Người dân trở về làng Aghali ở khu vực Zangilan được giải phóng của Azerbaijan. Ảnh do ĐSQ Azerbaijan tại Việt Nam cung cấp.

Trái với điều khoản trong Tuyên bố chung ngày 10/11/2022, được ký kết bởi các nhà lãnh đạo Azerbaijan, Nga và Armenia về việc dừng tất cả các hoạt động quân sự giữa Armenia và Azerbaijan, cũng như vi phạm tất cả các nghĩa vụ quốc tế liên quan khác, Armenia đã không rút các lực lượng vũ trang bất hợp pháp của họ khỏi lãnh thổ Azerbaijan và không cung cấp bản đồ bãi mìn chính xác, các nhóm phá hoại của họ tiếp tục rải mìn trên các vùng lãnh thổ của Azerbaijan, dẫn đến cái chết của dân thường, nhà báo và quân nhân.

Vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/9, Armenia thực hiện một vụ khiêu khích quy mô lớn khác trên các hướng Dashkesan, Kalbajar và Lachin ở khu vực biên giới Azerbaijan-Armenia, cố gắng đặt mìn trên các con đường giữa các vị trí quân sự của Azerbaijan. Lợi dụng thời gian ban đêm và địa hình hiểm trở, Armenia sử dụng các loại vũ khí có tầm cỡ khác nhau nhắm bắn vào các vị trí của Azerbaijan, gây tổn thất về tính mạng quân nhân Azerbaijan và thiệt hại đáng kể đối với cơ sở hạ tầng quân sự.

Azerbaijan đã thực hiện các biện pháp thích hợp để vô hiệu hóa các mối đe dọa chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, để đảm bảo an toàn cho quân nhân cũng như nhân viên dân sự tham gia vào các công trình tái thiết trong khu vực. Theo thông tin chính thức của Bộ Y tế Armenia, không có thương vong dân sự nào về phía Armenia, bất chấp cáo buộc của giới chức quân sự Armenia.

Trên thực tế, vụ khiêu khích quân sự ngày 13/12 không phải là một trường hợp cá biệt mà nằm trong chuỗi các hành động khiêu khích quân sự và chính trị của Armenia trong những tháng qua.

Ngày Nay: Hiện tại, Azerbaijan đang mong đợi sự hỗ trợ như thế nào từ cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia?

Đại sứ Anar Imanov: Mối đe dọa chính đối với an ninh trong khu vực của chúng tôi là việc Armenia không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Tuyên bố chung được ký vào ngày 10/11/2020 bởi các nhà lãnh đạo của Azerbaijan, Nga và Armenia. Mặc dù đã gần 2 năm trôi qua kể từ khi văn bản này được ký kết, các lực lượng vũ trang của Armenia vẫn chưa rút hoàn toàn khỏi lãnh thổ của Azerbaijan. Thiết lập hành lang Zangezur - nối giữa các khu vực phía tây của Azerbaijan và lãnh thổ tách rời Nakhchevan, cũng không được thực hiện.

Do đó, tôi mong cộng đồng quốc tế lên án mọi hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và các cam kết với Liên hợp quốc từ phía Armenia. Đồng thời, cộng đồng quốc tế nên kiềm chế, không tiếp thu những yêu sách lãnh thổ của Armenia, và gửi thông điệp đúng đắn tới quốc gia này, kêu gọi họ tập trung vào việc thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Armenia nên đánh giá một cách tỉnh táo những thực tế mới, và thay vì lặp lại những cáo buộc của mình, Armenia nên đáp lại lời đề nghị mang tính xây dựng của Azerbaijan và nắm bắt cơ hội lịch sử để bình thường hóa quan hệ với Azerbaijan và các nước láng giềng khác, tham gia vào công cuộc xây dựng hòa bình sau xung đột.

Về phần mình, Azerbaijan sẽ tiếp tục thực hiện các nỗ lực khôi phục, tái thiết và xây dựng hòa bình sau xung đột và thực hiện các cam kết từ Tuyên bố ba bên.

Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam trả lời phỏng vấn về sự leo thang mới ở biên giới Azerbaijan-Armenia ảnh 2

Thành phố Aghdam bị phá hủy vì xung đột. Ảnh do ĐSQ Azerbaijan tại Việt Nam cung cấp.

Ngày Nay: Cuộc xung đột này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân biên giới và các vùng khác?

Đại sứ Anar Imanov: Hậu quả của cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan là rất lớn nên rất khó mô tả ngắn gọn. Vô số người chết, mất tích và bị thương; tù nhân chiến tranh/được cho là bị bắt giam; tội ác chiến tranh, bom mìn, vật liệu chưa nổ (nhưng chưa có bản đồ để tháo gỡ); người di tản; căng thẳng biên giới; sự hủy hoại di sản văn hóa.

Tôi cần lưu ý rằng hơn một triệu người Azerbaijan đã trở thành người di cư nội địa và người tị nạn, 4.000 người mất tích trong Chiến tranh Karabakh lần thứ nhất, trong số đó có nhiều phụ nữ, trẻ em và người già.

Sau khi lãnh thổ được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Armenia, có rất nhiều ngôi mộ tập thể của những người Azerbaijan bị tra tấn. Các vụ nổ mìn khiến hơn 200 công dân của chúng tôi bị thiệt mạng sau khi lệnh ngừng bắn được thống nhất vào năm 2020.

Armenia từ chối cung cấp bản đồ mìn chính xác do lực lượng vũ trang của họ rải trên lãnh thổ của Azerbaijan và điều này góp phần làm tăng số lượng nạn nhân là dân thường.

Đồng thời, Azerbaijan hiện đang triển khai các dự án khôi phục quy mô lớn ở các khu vực gần khu vực leo thang quân sự mới nhất, tiến hành các công việc tái thiết và phục hồi sau xung đột trên diện rộng. Nhóm di cư nội địa đầu tiên đã được đưa trở lại làng Aghali, huyện Zangilan, nằm trong khu vực gần biên giới với Armenia.

Chỉ có việc phân định biên giới, rút ​​các lực lượng Armenia bất hợp pháp khỏi Karabakh, và ký kết hiệp định hòa bình lâu dài mới có thể đảm bảo và cải thiện cuộc sống của người dân sống ở cả hai bên biên giới.

Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam trả lời phỏng vấn về sự leo thang mới ở biên giới Azerbaijan-Armenia ảnh 3

Sân bay mới ở thành phố Fuzuli. Ảnh do ĐSQ Azerbaijan tại Việt Nam cung cấp.

Ngày Nay: Theo Ngài, cần thực hiện những biện pháp nào để đạt được hòa bình bền vững ở Nam Kavkaz?

Đại sứ Anar Imanov: Tất cả các cuộc chiến tranh, sớm hay muộn, đều kết thúc bằng việc ký kết một hiệp ước hòa bình. Để thúc đẩy việc đạt được hòa bình và ổn định lâu dài, cần có thiện chí của hai bên. Azerbaijan đã phát triển một chương trình nghị sự hòa bình, đưa ra các sáng kiến ​​để ký kết hiệp định hòa bình, công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thực hiện phân định và phân giới biên giới quốc gia giữa Azerbaijan và Armenia, mở kênh thông tin liên lạc vận tải...

Thật không may, Armenia không thực sự ủng hộ chương trình hòa bình của Azerbaijan trong khu vực bằng cách thực hiện các hoạt động tái thiết ở các vùng giải phóng và thực hiện các dự án quốc tế quy mô lớn. Armenia nên ngừng các hành động khiêu khích và tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình và hợp tác với Azerbaijan.

Sự ổn định, phát triển và thịnh vượng của toàn bộ khu vực chỉ có thể đạt được khi các lực lượng vũ trang Armenia rút khỏi Karabakh, chính thức cần được phân định và cắm mốc biên giới và ký kết một hiệp ước hòa bình.

Ngày Nay: Cám ơn Ngài vì cuộc trò chuyện.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.