EU thời hậu Merkel: Tổng thống Macron sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Thủ tướng Đức Angela Merkel sắp sửa nghỉ hưu sau 16 năm đã trao cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một cơ hội để nắm giữ vai trò lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy các kế hoạch của ông cho một châu Âu độc lập hơn.
EU thời hậu Merkel: Tổng thống Macron sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo

Nhà lãnh đạo đầy năng lượng của Pháp đang tìm cách mang lại tầm nhìn chiến lược rõ ràng mà khối EU dưới thời bà Merkel, người được mệnh danh là "Nữ hoàng châu Âu", đôi khi thiếu sót.

Nhưng trong một châu Âu thời hậu chiến được thành lập dựa trên sự đồng thuận, phong cách trực tiếp và có phần "thô nhám" của ông Macron, cùng với việc sẵn sàng đi một mình trong nỗ lực định hình chiến lược của EU, Tổng thống Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để lấp đầy chỗ trống mà bà Merkel để lại.

"Macron không thể lãnh đạo châu Âu một mình. Ông ấy phải nhận ra rằng mình phải cẩn trọng. Ông ấy không thể mong đợi mọi người lập tức công nhận vị thế của Pháp", một nhà ngoại giao EU chỉ ra. "Merkel có một vị trí phi thường. Bà ấy lắng nghe mọi người, tôn trọng mọi người."

Đáng chú ý, ông Macron đã trở nên "cô đơn" khi không nhận được nhiều sự ủng hộ giữa các đồng minh châu Âu khi Australia hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm của Pháp.

Sự im lặng này đã chỉ ra thái độ không thiện cảm của EU với tầm nhìn của ông Macron về quyền tự chủ quốc phòng châu Âu và giảm sự phụ thuộc vào sự bảo vệ của quân đội Mỹ khỏi Nga.

Bất chấp nỗ lực của ông Macron nhằm thể hiện thiện chí dành cho các nước phía đông EU hơn các đời tổng thống Pháp trước đây, các quốc gia từ Baltic đến Biển Đen, vốn coi Mỹ là lá chắn đáng tin cậy duy nhất chống lại Nga, đã rất bối rối khi Tổng thống Pháp gọi NATO là liên minh "chết não" và hối thúc đối thoại với chính quyền Moscow.

Các quan chức Pháp thừa nhận chiến lược của ông Macron nhằm thu hút sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không mang lại kết quả tích cực.

"Chúng tôi có thể nói với ông ấy rằng chính sách đối thoại với Nga này sẽ kết thúc như thế nào", một vị đại sứ Đông Âu tại Pháp chỉ ra. "Chúng tôi hiểu ông Macron cần các cuộc tiếp xúc với Nga. Bà Merkel cũng vậy. Nhưng sự khác biệt là cách ông ấy thực hiện."

Trước đó, Thủ tướng Merkel cũng thúc đẩy các dự án gây chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên EU, chẳng hạn như dự án đường ống khí đốt Nordstream 2 giữa Nga và Đức. Nhưng bà luôn cẩn thận để tránh phải đưa ra các bài phát biểu đầy tính thách thức như cách ông Macron thường áp dụng.

"Pháp có tầm nhìn, nhưng thường quá quyết đoán và sự lãnh đạo của Macron đôi khi có thể gây xáo trộn", chuyên gia Georgina Wright của viện nghiên cứu Institut Montaigne ở Paris, nhận định.

Một số nhà ngoại giao đã chỉ ra rằng có hai nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đối với thành công trong tương lai của ông Macron: Thủ tướng Ý Mario Draghi và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

Ông Macron đã bắt đầu lấy lòng Thu tướng Draghi, một cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, mời nhà lãnh đạo Ý đến nghỉ hè tại Pháp trước khi chuyến thăm bị hủy bỏ vì tình hình hỗn loạn ở Afghanistan.

Còn với Thủ tướng Hà Lan, ông Macron từng nói với Mark Rutte rằng "ngài đang trở nên giống chúng tôi hơn, và chúng tôi đang trở nên giống ngài hơn."

Một số nhà ngoại giao châu Âu cho biết nhiều nước EU hiện đang đi ngược lại các ý tưởng của ông Macron. Các chính phủ EU từng lên tiếng về việc bảo vệ các công ty châu Âu khỏi các đối thủ từ châu Á hoặc Mỹ, như cách của Pháp, giờ đã bớt miễn cưỡng, sau khi Bắc Kinh và Washington áp dụng các chính sách tích cực hơn.

"Ông ấy có vẻ hơi cực đoan nhưng chúng tôi nhận ra một số điều mà ông ấy thúc đẩy là khá hợp lý", nhà ngoại giao từ một nước vùng Baltic cho biết.

Theo Reuters
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.