Greenland có bị bán cho Mỹ?

[Ngày Nay] - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã “ngắm nghía” hòn đảo lớn nhất thế giới với con mắt của một nhà kinh doanh. Nhưng là Tổng thống, dường như ông Trump đang muốn đưa kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản của mình lên một tầm cao mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mua lại đảo Greenland từ Đan Mạch. (Nguồn: Getty).
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mua lại đảo Greenland từ Đan Mạch. (Nguồn: Getty).

Tổng thống Trump mới đây nói với báo chí rằng việc mua Greenland, hòn đảo tự trị thuộc Đan Mạch, “không phải là vấn đề nóng hàng đầu lúc này” với chính quyền của ông, nhưng đó là điều mà ông đang cân nhắc. Ông Trump thừa nhận rằng việc mua hòn đảo này “sẽ thú vị về mặt chiến lược” và cam đoan rằng Mỹ sẽ nói với Đan Mạch “một chút ít” về khả năng thâu tóm hòn đảo này.

Tổng thống Mỹ khẳng định ông cảm thấy không có vấn đề gì với việc mua nguyên một hòn đảo tự trị, cho rằng đó chỉ là “một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn”. Đan Mạch nên hứng thú với việc bán Greenland vì họ phải “bơm” 700 triệu USD trợ cấp hàng năm cho Greenland và điều này “khiến họ bị tổn thương tồi tệ”, ông Trump nhận định.

Nếu thông tin mà báo chí Mỹ công bố là đúng, thì ông Trump từng yêu cầu các cố vấn Nhà Trắng xem xét về ý tưởng Mỹ mua lại Greenland - quốc gia tự trị và là hòn đảo lớn nhất thế giới - từ Vương quốc Đan Mạch.

Greenland là nhà của 56.000 người, và ý tưởng mua lại mảnh đất của người bản địa và tổ tiên của họ dường như gợi lại chủ nghĩa thực dân và rất có vấn đề. Ở Đan Mạch và Greenland, ý tưởng của Tổng thống Trump đã gây ra tâm lý xáo trộn, có sự phẫn nộ và cả sự hoang mang. Một thành viên của Quốc hội Đan Mạch gọi ý tưởng đó là “câu nói đùa tệ hại”, trong khi Thủ tướng của chính quyền tự trị Greenland tuyên bố thẳng thừng: “Greenland không phải để bán”.

Ý tưởng đó đặc biệt làm thất kinh người dân Greenland và Đan Mạch, vì 3 lý do:

Thứ nhất, Greenland có ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử riêng. Ý tưởng mua lại cả một quốc gia là không tôn trọng lịch sử bị đô hộ đầy đau đớn của Greenland.

Greenland có bị bán cho Mỹ? ảnh 1

Người dân Greenland hưởng chế độ an sinh xã hội rất tốt.

Greenland lần đầu tiên bị đô hộ bởi Đan Mạch vào năm 1721, tiếp đó là khoảng thời gian người dân đảo bị ép cải đạo sang Thiên chúa giáo, bị buộc phải từ bỏ văn hóa và ngôn ngữ riêng. Vào những năm 1950, trong một cuộc thí nghiệm xã hội, một số trẻ em Greenland bị tách khỏi cha mẹ mình. Ngày nay, một cộng đồng lớn dân số Greenland ủng hộ tách khỏi Đan Mạch, nhưng phần còn lại lo ngại rằng hòn đảo của họ giờ đã quá dựa dẫm vào sự hỗ trợ kinh tế từ Đan Mạch nên không thể tự chủ được. Tổng thống Trump đáng lẽ phải nhận ra rằng, những người lo sợ chủ nghĩa thực dân và đang hy vọng độc lập chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận ý tưởng “bị bán”.

Thứ hai, xã hội Đan Mạch được xây dựng dựa trên các giá trị căn bản khác biệt so với Mỹ. Đối với phần lớn người dân Greenland - Đan Mạch, việc chấp nhận áp dụng hệ thống tư bản và các chương trình an sinh xã hội của nước Mỹ là viễn cảnh đáng sợ. Nếu Mỹ mua Greenland, công dân của hòn đảo này gần như chắc chắn sẽ mất quyền được hưởng chương trình chăm sóc y tế đại chúng, nền giáo dục tự do, 5 tuần nghỉ lễ có lương mỗi năm, 12 tháng ở nhà chăm sóc trẻ mới sinh, chương trình hỗ trợ nuôi trẻ và nhiều hơn nữa...

Aaja Chemnitz Larsen - một thành viên Quốc hội Đan Mạch đại diện cho Greenland - cho rằng tất cả các quyền dân sự căn bản trên sẽ “hoàn toàn bị bãi bỏ” nếu Mỹ tiếp quản Greenland.

Thứ ba, người dân Greenland vốn đã có suy nghĩ không tốt về nước Mỹ, khi nước này có quyền quân sự đối với căn cứ không quân Thule của họ. Năm 1946, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã đề xuất mua Greenland với giá 100 triệu USD, nhưng chính quyền Đan Mạch lúc bấy giờ từ chối bán. Thay vào đó, dân làng ở Thule buộc phải dời bỏ nhà cửa để cho phép Mỹ thiết lập một căn cứ quân sự, mà ngày nay đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Mỹ. Vào năm 1968, một máy bay ném bom B-52 của Mỹ chở 4 trái bom nhiệt hạch đã bị rơi gần căn cứ Thule, khiến cho Greenland bị nhiễm phóng xạ. Trong những năm 1990, một vụ bê bối xuất hiện khi Mỹ bị phanh phui tích trữ vũ khí hạt nhân ở Greenland, bất chấp chính sách cấm vũ khí hạt nhân của Đan Mạch.

Dù cho ý tưởng mua lại Greenland của Tổng thống Trump có bị chỉ trích và bác bỏ, ông cũng không nên quá lo ngại về vấn đề địa chính trị của Mỹ ở vùng Bắc Cực. Là một quốc gia nhỏ, Đan Mạch dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để phòng thủ đường bờ biển dài 27.000 dặm của Greenland mà họ cho là đang bị Nga đe dọa. Sự phụ thuộc này đồng nghĩa rằng, chính sách đối ngoại của Đan Mạch phải phù hợp với các lợi ích của nước Mỹ - từ việc cho phép các căn cứ không quân dự trữ vũ khí hạt nhân cho tới việc ủng hộ các cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Iraq.

Greenland sẽ không bị bán - nhưng Mỹ sẽ vẫn có quyền tiếp cận đặc biệt đối với hòn đảo này. Không nghi ngờ gì khi nói rằng, người dân Greenland luôn hy vọng có một ngày mà đất nước họ không còn là một con bài ngã giá giữa Mỹ và Đan Mạch nữa.

Bình luận
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Kiến trúc độc đáo cũng là điểm thu hút ngôi chùa này.
Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây
(Ngày Nay) - Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.
Hợp tác nhiều dự án truyền hình giữa Việt Nam - Trung Quốc
Hợp tác nhiều dự án truyền hình giữa Việt Nam - Trung Quốc
(Ngày Nay) - Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã khởi động hoạt động hợp tác năm 2025, kỷ niệm 75 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm Giao lưu Nhân văn Việt Nam - Trung Quốc.
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
(Ngày Nay) -  Ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.