Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế

Việc Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế (ATT) của LHQ chính thức có hiệu lực từ ngày 24-12 được coi là mở ra chương mới trong nỗ lực kiểm soát thị trường buôn bán vũ khí thông thường toàn cầu.
Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế

Việc Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế (ATT) của LHQ chính thức có hiệu lực từ ngày 24-12 được coi là mở ra chương mới trong nỗ lực kiểm soát thị trường buôn bán vũ khí thông thường toàn cầu. Và nhân loại hy vọng nguy cơ vũ khí bị rơi vào tay các nhóm khủng bố sẽ được ngăn chặn hiệu quả hơn, vì các quốc gia thành viên hiệp ước phải có trách nhiệm kiểm soát việc mua bán vũ khí của mình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới chưa tham gia ATT do chưa thống nhất một số điểm trong ATT hoặc lo ngại thị phần bị ảnh hưởng.

Công cụ ngăn chặn “chảy máu vũ khí”

Từ năm 2012, các cuộc đàm phán do LHQ bảo trợ về một hiệp ước kiểm soát vũ khí thông thường với sự tham gia của đầy đủ các thành viên đã được tiến hành tại New York (Mỹ) nhưng bị đổ vỡ. Đến tháng 3-2013, các nước thành viên của LHQ đã nối lại các cuộc đàm phán về quy định đối với việc buôn bán các loại vũ khí thông thường trên toàn cầu. Ngày 2-4-2013, Đại hội đồng LHQ biểu quyết thông qua ATT. Tuy nhiên, đến ngày 24-12 vừa qua, Hiệp ước này mới chính thức có hiệu lực.

ATT được xem là hiệp ước đa phương, gồm các quy định về thương mại quốc tế trong buôn bán vũ khí thông thường. Hiệp ước này đặt ra những nguyên tắc toàn cầu đối với việc chuyển giao, sử dụng vũ khí nhằm bảo đảm tính minh bạch và bảo vệ nhân quyền trong hoạt động buôn bán vũ khí thông thường. ATT yêu cầu các quốc gia thông qua Hiệp ước thiết lập cơ chế kiểm soát cấp nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu vũ khí, phải có trách nhiệm bảo đảm các hợp đồng vũ khí không vi phạm các lệnh cấm vận quốc tế, luật nhân quyền, không được sử dụng để phạm tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh hoặc rơi vào tay các tổ chức tội phạm hoặc khủng bố.

Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế - anh 1

Sự ra đời của ATT giúp kiểm soát tốt hơn các loại vũ khí. (Ảnh IMGKID).

Việc ATT chính thức có hiệu lực được xem là công cụ để các quốc gia ngăn chặn tình trạng “chảy máu vũ khí” phi hạt nhân như các chủng loại xe tăng, xe bọc thép, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu, máy bay lên thẳng vũ trang, tàu chiến, tên lửa, các hệ thống phóng tên lửa và các loại vũ khí hạng nhẹ, đạn... Sự ra đời của ATT còn nhằm hạn chế các thương vụ buôn bán vũ khí bất hợp pháp trên thế giới vốn có doanh thu ước tính từ 60 - 85 tỷ USD. Theo thống kê, mỗi năm thế giới có hơn 520.000 người thiệt mạng liên quan súng đạn; hàng triệu người bị đe dọa đến tính mạng do vũ khí lọt vào tay các phần tử cực đoan, khủng bố…

Hoan nghênh ATT chính thức có hiệu lực, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã gửi thông điệp chúc mừng tới tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ, kêu gọi các nước chưa ký hoặc chưa phê chuẩn sớm có quyết định tham gia hiệp ước. Thông điệp của người đứng đầu LHQ nhấn mạnh rằng ATT là cột mốc mới trong lịch sử kiểm soát vũ khí trên toàn thế giới, giúp tăng cường mạnh mẽ sự minh bạch cũng như thái độ có trách nhiệm của các quốc gia trong lĩnh vực buôn bán vũ khí. Ông Ban Ki-moon cũng kêu gọi tất cả quốc gia tham gia ATT sử dụng các biện pháp và phương tiện tối ưu nhất để theo dõi, giám sát mọi thương vụ buôn bán vũ khí hay những hoạt động chuyển giao vũ khí qua biên giới.

Trả lời phỏng vấn hãng tin AP về sự kiện này, bà Anna Macdonald, Chủ tịch Liên minh vận động kiểm soát vũ khí cho biết: “Nếu được tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, ATT hoàn toàn có thể cứu sống hàng trăm nghìn người, giúp giảm thương vong ở những khu vực xung đột tại Trung Đông, châu Phi... và bảo vệ những người dễ bị tổn thương bởi bạo lực vũ trang trên toàn thế giới”. Trong khi đó, Cao ủy LHQ về nhân quyền Zeid Raad Al-Hussein đánh giá việc ATT bắt đầu có hiệu lực là sự kiện mở sang trang mới về bảo vệ quyền con người, giúp các quốc gia có cơ sở vững chắc để kiểm soát việc mua, bán vũ khí thông thường cũng như việc sử dụng chúng, không để các vũ khí này được dùng để chống lại con người.

Đến nay, tổng cộng 130 quốc gia ký kết Hiệp ước, trong số này 60 nước đã phê chuẩn. Những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới như Pháp, Anh, Đức đã phê chuẩn các điều khoản của Hiệp ước, đồng thời cam kết tuân thủ nghiêm ngặt hiệp ước nhằm cắt đứt nguồn cung cấp vũ khí cho các quốc gia vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Tranh cãi của các “đại gia” vũ khí

Mỹ là quốc gia sản xuất, xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Tuy đã ký kết ATT nhưng nước này vẫn chưa phê chuẩn Hiệp ước. Một số quốc gia có nền công nghiệp vũ khí phát triển khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ còn bỏ phiếu trắng tại cuộc họp thông qua văn kiện trên. Trong khi đó, có ba nước phản đối ATT là Iran, CHDCND Triều Tiên và Syria.

Hiện Quốc hội Mỹ vẫn chưa có động thái hay tuyên bố nào cho thấy sẽ ủng hộ chính quyền Tổng thống Barack Obama phê chuẩn hiệp ước quan trọng này. Theo Daily Mail, có nhiều nguyên nhân khiến Mỹ chần chừ trong việc phê chuẩn mà trong đó, sự lo ngại về việc bị ảnh hưởng tới nguồn xuất khẩu vũ khí và sự phản đối quyết liệt của Hiệp hội Súng quốc gia (NRA), tổ chức quản lý súng, đạn lớn nhất ở Mỹ, là hai lý do chính.

Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế - anh 2

(Ảnh minh họa).

Ngày 25-9-2013, Mỹ đã ký tham gia ATT bất chấp sự phản đối mạnh mẽ tại Thượng viện, nơi văn kiện này cần được thông qua. Nhiều thượng nghị sĩ và các nhóm vận động về quyền sử dụng súng ở Mỹ, điển hình là NRA, chỉ trích ATT đe dọa chủ quyền đất nước và vi phạm một điều khoản của Hiến pháp nước này, theo đó bảo đảm quyền mang súng, đạn của công dân. Để xoa dịu, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry nói rằng Washington đã kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu hầu hết loại vũ khí được nhắc đến trong Hiệp ước nên tác động của nó đối với các nhà sản xuất trong nước là không đáng kể. Ông Kerry cũng nói thêm rằng, Hiệp ước sẽ không vi phạm những quyền công dân được quy định trong Hiến pháp Mỹ.

Về phía Nga, nguyên nhân chưa ký ATT là do Moscow đánh giá văn kiện này “chưa thỏa đáng và không có ý nghĩa quan trọng”. GS V. Kozyulin thuộc Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết, các quy tắc thương mại trên thị trường vũ khí không mang tính ràng buộc về pháp lý mà chỉ mang tính khuyến nghị cho các nước tham gia Hiệp ước. Ngoài ra, ATT chưa thỏa đáng ở chỗ không đề cập hình thức xử phạt đối với những nước vi phạm các quy tắc trong Hiệp ước, nên chưa có tính răn đe.

Trong khi đó, theo Russia Today, nhiều chuyên gia quân sự của Nga cho rằng ATT được lập ra dường như phục vụ mục đích của phương Tây nhằm siết chặt kiểm soát các “nguồn vũ khí bị nghi ngờ”, bỏ qua một số đề xuất của Moscow như cấm cung cấp vũ khí cho bất kỳ tổ chức “phi nhà nước” nào. ATT cũng không đặt ra rào cản trên con đường cung cấp vũ khí cho phe đối lập vũ trang chiến đấu chống chính phủ hợp pháp. Điều này sẽ tạo tiền lệ xấu cho những tổ chức vũ trang đứng lên lật đổ các nhà nước hợp hiến… Với những lo ngại trên, các chuyên gia quân sự và học giả Nga đã kiến nghị chính phủ nước này chưa tham gia ATT.

Còn với Trung Quốc và Ấn Độ, hiện hai nước châu Á này đang nổi lên trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí. Do đó giới quan sát cho rằng việc không ký kết ATT có thể hiểu là Bắc Kinh và New Delhi không muốn “mua dây buộc mình” trong một lĩnh vực có tiềm năng phát triển.

>>> Xem thêm

1. Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: 5 khả năng khiến máy bay đột ngột mất liên lạc

2. Thông tin mới nhất về Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: Tìm thấy manh mối vật thể lạ và 2 vết dầu loang

3. Vụ máy bay AirAsia QZ8501 mất tích: "Không có dấu hiệu của khủng bố"

Hợp tác cùng ấn phẩm Thời nay

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?