Trước đó, Tehran đã gây áp lực buộc các cường quốc châu Âu phải đưa ra một gói các biện pháp kinh tế trước ngày 31 tháng 5.
"Hiện tại chúng tôi đang đàm phán ... để xem liệu họ có thể cung cấp cho chúng tôi một gói các biện pháp kinh tế mà thực sự có thể cung cấp cho Iran lợi ích và sau đó, bước tiếp theo là tìm kiếm sự đảm bảo co các biện pháp đó", Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi nói với các phóng viên sau cuộc họp.
Những biện pháp này bao gồm việc cấm các công ty có trụ sở tại EU tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, thúc giục chính phủ chuyển tiền sang ngân hàng trung ương của Iran để tránh bị phạt và tạo các kênh tài chính thay thế.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif |
"Chúng tôi hy vọng gói (kinh tế) được trao cho chúng tôi vào cuối tháng 5", một quan chức cấp cao của Iran cho biết trước đó, thêm rằng Tehran sẽ cân nhắc quyết định có nên từ bỏ thoả thuận hay không.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết những người tham gia vào cuộc đàm phán đã nhấn mạnh rằng các biện pháp kinh tế sẽ không thể hoạt động ngay lập tức.
"Chúng tôi đã làm rõ quan điểm rằng việc này sẽ khiến mất nhiều thời gian hơn", quan chức EU cho biết.
Thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Tehran. Đổi lại, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thoả thuận này, các quốc gia châu Âu đã khẳng định sẽ tiếp tục đảm bảo lợi ích kinh tế cho Iran để quốc gia này ở lại thoả thuận. Nhưng thực sự đây là một điều không hề đơng giản, khi mà Mỹ liên tục “giáng đòn” trừng phạt đối với các giao dịch với Iran.
Theo Reuters