Liệu tân Thủ tướng Kishida có thể đứng vững trên chính trường Nhật?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, tỷ lệ sinh giảm mạnh, "núi" nợ công khổng lồ và thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu - Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức lớn mà những chính quyền trước đây chưa giải quyết được.
Chiến thắng trong cuộc bầu cử LDP, ông Kishida Fumio trở thành Chủ tịch đảng này và khả năng tiếp quản vị trí Thủ tướng Nhật Bản ngày 4/10 tới. (Nguồn: Japan Forward)
Chiến thắng trong cuộc bầu cử LDP, ông Kishida Fumio trở thành Chủ tịch đảng này và khả năng tiếp quản vị trí Thủ tướng Nhật Bản ngày 4/10 tới. (Nguồn: Japan Forward)

Không nhận được nhiều sự ủng hộ

Mới đây, tại Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã chọn ông Fumio Kishida - cựu Ngoại trưởng Nhật Bản, làm người kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga. Ông Kishida đã giành chiến thắng trong cuộc đua song mã với đối thủ trực tiếp là Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono.

Theo New York Times, đây không phải một lựa chọn hợp lý, bởi ông Kishida được biết tới là một người ôn hoà và kiên định, không có khả năng đưa ra các giải pháp táo bạo. Trong khi đó, Nhật Bản đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề lớn, như tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, tỷ lệ sinh giảm mạnh, "núi" nợ công khổng lồ và thảm họa thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu.

Liệu tân Thủ tướng Kishida có thể đứng vững trên chính trường Nhật? ảnh 1
Tân Chủ tịch đảng LDP Kishida Fumio mừng chiến thắng với Thủ tướng Suga Yoshihide ngày 29/9 tại Tokyo. (Nguồn: Kyodo)

Theo nhà báo Mokoto Rich, chuyên gia về các vấn đề liên quan tới Nhật Bản của New York Times, LDPgần như thâu tóm mọi quyền lực tại Nhật trong tay kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Cộng thêm việc tỷ lệ cử tri đi bầu thấp và phe đối lập chính trị quá yếu ớt, lựa chọn của họ gần như là phán quyết cuối cùng trong các cuộc bầu cử.

"Trên phương diện nào đó, các lãnh đạo của LDP đang bỏ qua tiếng nói của công chúng để chọn người mà họ muốn", Jeff Kingston, Giám đốc nghiên cứu về châu Á tại Đại học Temple (Tokyo) cho biết.

Tuy vậy, việc chọn một thủ tướng thiếu sự ủng hộ của công chúng có thể gây ra những phản ứng dữ dội, khiến LDP mất uy tín. Không chỉ vậy, ông Kishida sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, đặc biệt trong thời điểm Nhật Bản chuẩn bị gỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Do đó, ông Kishida cần phải giành được sự tin tưởng của công chúng để chứng tỏ rằng, ông không chỉ đơn thuần là một thành viên trong đảng, theo Kristi Govella, Phó giám đốc Chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall (Mỹ).

"Nhiều khả năng tỷ lệ tín nhiệm của ông Kishida sẽ giảm nếu những thách thức mới nảy sinh, vì ông ấy đã không nhận được nhiều sự ủng hộ từ ban đầu."

Một "núi" vấn đề cần giải quyết

Trong bài phát biểu chiến thắng hôm 29/9, ông Kishida đã thừa nhận những thách thức mình sắp phải đối mặt. “Nhật Bản còn một núi vấn đề quan trọng cần phải giải quyết," ông Kishida nói.

Liệu tân Thủ tướng Kishida có thể đứng vững trên chính trường Nhật? ảnh 2

Tân Thủ tướng Fumio Kishida ý thức được rằng, mình phải đối mặt với rất nhiều thử thách trong nhiệm kỳ tới. (Ảnh: New York Times)

Thực tế cho thấy, Nhật đang phải gặp với nhiều thách thức cả về đối nội lẫn đối ngoại. Ông Kishida sẽ phải đối mặt với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Bên cạnh đó, Đài Loan đang muốn gia nhập một hiệp ước thương mại đa phương mà Nhật Bản giúp đàm phán. Ông Kishida sẽ phải tìm cách giúp Đài Loan gia nhập mà không làm Trung Quốc nổi giận.

Nhiều chuyên dự đoán, để chống lại Trung Quốc, ông Kishida sẽ duy trì mối quan hệ bền chặt với Mỹ và tiếp tục xây dựng các liên minh với Úc và Ấn Độ.

Ngoài ra, những đợt phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cũng là một vấn đề ông Kishida cần lưu tâm.

Dù sao, ông Kishida cũng từng là Ngoại trưởng Nhật Bản. Do đó, những thách thức về đối nội hứa hẹn sẽ gây khó khăn cho tân Thủ tướng hơn rất nhiều.

Về mặt kinh tế, ông Kishida đang đề nghị tiếp tục triển khai chính sách Abenomics của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, vốn chưa thể giúp vực dậy nền kinh tế trong và sau đại dịch. Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng, khi ít người lao động được hưởng lợi từ hệ thống việc làm trọn đời của Nhật Bản. Hệ thống này từng được phản ánh trong lời hứa của ông Kishida về một “chủ nghĩa tư bản mới”, khuyến khích các công ty chia sẻ nhiều lợi nhuận hơn với người lao động thuộc tầng lớp trung lưu.

“Nợ công tích lũy của Nhật Bản đang ngày một tăng lên, khiến chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Một thiên tài cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề này," Tsuneo Watanabe, thành viên cấp cao của Tổ chức Hòa bình Sasakawa ở Tokyo cho biết.

Với đại dịch COVID-19, ông Kishida sẽ chịu ít áp lực hơn người tiền nhiệm, bởi hiện 60% dân số Nhật đã được tiêm chủng đầy đủ.

Với những vấn đề khác như tỷ lệ già hoá dân số cao, tỷ lệ sinh giảm hay biến đổi khí hậu, ông Kishida đã có một số chính sách cụ thể để giải quyết chúng.

Liệu tân Thủ tướng Kishida có thể đứng vững trên chính trường Nhật? ảnh 3

Thông tin ông Fumio Kishida đắc cử Thủ tướng Nhật Bản trên phiên bản in của tờ Japan News, 29/9. (Ảnh: New York Times)

Ý muốn của Abe Shinzo?

Mokoto Rich cho rằng, tầm ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Abe Shinzo tới chính trường Nhật Bản vẫn là khá lớn, dù ông đã từ chức được hơn 1 năm. Theo các chuyên gia, có sự tác động nhất định của ông Abe tới chiến thắng của ông Kishida, dù trước đó ông Abe ủng hộ bà Sanae Takaichi - ứng viên cùng phe cánh hữu với ông, nhằm phục hồi sức ảnh hưởng của phe này trong Đảng Dân chủ Tự do.

Do đó, có nhiều lý do để ông Kishida phải "mang ơn" ông Abe.

“Kishida không thể đi ngược lại những gì Abe muốn”, Shigeru Ishiba, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, người đã cạnh tranh với ông Abe cho vị trí lãnh đạo LDP 2 lần cho biết, "rõ ràng, ông ấy bị phụ thuộc vào ảnh hưởng của Abe."

Liệu tân Thủ tướng Kishida có thể đứng vững trên chính trường Nhật? ảnh 4
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba. (Ảnh: TTXVN)

Trong các chiến dịch tranh cử của mình, ông Kishida dường như cho thấy sự bất mãn với nhiệm kỳ của ông Abe khi nói về một “chủ nghĩa tư bản mới”. Tuy vậy, Mokoto Rich khẳng định, đây là một khuôn mẫu quen thuộc của các thành viên LDP khi đứng ra tranh cử: áp dụng một số chính sách của phe đối lập trong thời gian đầu để làm cử tri yên tâm.

"Đó là lý do vì sao LDP có thể tồn tại lâu dài như thế," Saori N. Katada, Giáo sư về Quan hệ quốc tế tại Đại học Nam California nhận xét, "Fumio Kishida chắc chắn là người được chọn để kéo dài sự trường tồn này."

Theo New York Times
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.