Lộ trình của lòng khoan dung

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Phân biệt chủng tộc sẽ không được khắc phục bằng những lời tuyên bố thiện chí mà phải bằng hành động.
Biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Ảnh: Reuters.
Biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Ảnh: Reuters.

Hàng năm vào Ngày Quốc tế Xóa bỏ Phân biệt chủng tộc (21-3), lời kêu gọi đoàn kết toàn cầu lại vang lên với mong muốn chống lại định kiến và thúc đẩy lòng khuan dung.

Phân biệt chủng tộc, ngoài việc vi phạm nhân quyền, còn có những tác động có hại đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của con người, đồng thời có nguy cơ làm gián đoạn sự gắn kết xã hội.

Các hình thức phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử hiện nay rất phức tạp và có thể không công khai. Thái độ của công chúng đối với việc chống phân biệt chủng tộc phần nào cải thiện, khi các biểu hiện của tư tưởng phân biệt chủng tộc trở nên ít được xã hội chấp nhận hơn. Tuy nhiên, tính ẩn danh của Internet đã cho phép các định kiến phân biệt chủng tộc và thông tin không chính xác lan truyền sâu rộng.

Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, lưu lượng truy cập vào các trang web mang tính thù địch và các bài đăng cụ thể chống lại người châu Á đã tăng 200% ở Hoa Kỳ. Ở Ấn Độ và Sri Lanka, các nhóm truyền thông xã hội và nền tảng nhắn tin đã được sử dụng để kêu gọi tẩy chay về mặt xã hội và kinh tế đối với các nhóm thiểu số tôn giáo, trong bối cảnh có thông tin sai lệch cáo buộc họ là căn nguyên gây lây lan virus. Việc sử dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo làm dấy lên bóng ma về “phân biệt chủng tộc dựa trên nền tảng công nghệ”.

Một nghiên cứu được xuất bản trên Lancet đã thu hút sự chú ý vào khía cạnh xã hội của đại dịch COVID-19 và tính dễ bị tổn thương hơn của các sắc tộc thiểu số. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc kỳ thị có thể dẫn đến sự sợ hãi và việc che giấu các ca bệnh, chậm trễ trong việc phát hiện dẫn đến nhiều hơn các ca tử vong, và càng làm căng thẳng thêm tình trạng lây lan của bệnh dịch. Phụ nữ và trẻ em gái cũng mang một gánh nặng kép khi phải chịu đựng những định kiến về chủng tộc và giới tính.

Để đối phó với tình trạng này, Diễn đàn toàn cầu chống phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử đã được tổ chức tại trụ sở UNESCO vào ngày 22/3. Diễn đàn đã đề xuất một lộ trình mới về sự khoan dung kêu gọi một nỗ lực đa ngành nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử thông qua việc xây dựng luật, chính sách và chương trình chống phân biệt chủng tộc.

Phân biệt chủng tộc sẽ không thể được khắc phục bằng những lời tuyên bố thiện chí mà phải được chủ động đấu tranh bằng hành động chống phân biệt chủng tộc, để vạch trần và giải quyết những phẫn nộ công khai và tinh vi vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội của chúng ta.

Eric Falt

Giám đốc VP UNESCO New Delhi

(Văn phòng chung cho Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal và Sri Lanka)

Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.