Lý do Trump gây sức ép với du học sinh tại Mỹ

Quy định về visa mới của Trump được cho là nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự chống nhập cư lâu nay và buộc các trường học Mỹ phải mở cửa trở lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một buổi vận động tranh cử ở Bắc Carolina hồi tháng 3. - Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một buổi vận động tranh cử ở Bắc Carolina hồi tháng 3. - Ảnh: Reuters.

Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) ngày 6/7 thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp. Thay đổi trên áp dụng với nhóm sinh viên quốc tế theo học các chương trình có cấp bằng, chứng chỉ ở Mỹ đang giữ visa F-1 và M-1.

Trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các trường đại học, cao đẳng và trường dạy nghề Mỹ giờ đây phải đưa ra một quyết định khó khăn cho niên khóa 2020 - 2021.

Các cơ sở giáo dục có nghĩa vụ cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh, sinh viên nhưng bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm phải bảo đảm an toàn cho đội ngũ, giáo viên, nhân viên và cả học sinh của mình. Điều này đồng nghĩa rất nhiều trường đang phải đưa ra lựa chọn khó khăn và không hoàn hảo là chuyển các lớp học, bài giảng sang hình thức trực tuyến, đặt an toàn lên hàng đầu. Đây không phải lựa chọn lý tưởng cho tất cả mọi người nhưng theo giới chuyên gia, nó tốt hơn nhiều so với việc để dịch bệnh lây lan không kiểm soát.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump không nghĩ như vậy. Khi các trường cao đẳng và đại học chuyển hoàn toàn sang hình thức online, chúng sẽ truyền đi thông điệp rằng nước Mỹ chưa an toàn trước Covid-19. Thông điệp đó chắc chắn không đem lại bất kỳ lợi ích gì cho cuộc đua vào Nhà Trắng của Trump, bình luận viên Jill Filipovic từ CNN nhận định.

Dù Trump liên tục khẳng định "nCoV sẽ biến mất", nhiều bang ở Mỹ đang chứng kiến ca nhiễm mới tăng mạnh trở lại, khiến họ phải dừng kế hoạch mở cửa nền kinh tế và siết chặt thêm nhiều biện pháp hạn chế.

Điều này khiến những chỉ trích về cách đối phó với đại dịch của Trump ngày càng tăng. Thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos thực hiện ngày 22-23/6 cho thấy chỉ 37% người Mỹ ủng hộ cách ông đối phó Covid-19, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát hồi tháng ba.

Kết quả nhiều cuộc khảo sát về bầu cử gần đây cũng bất lợi với Trump, khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang "thắng thế" ở một số bang chiến địa. Khảo sát riêng của đảng Cộng hòa cho thấy Trump thậm chí gặp khó khăn ở các bang bảo thủ, khi chỉ dẫn trước Biden 5 điểm ở Montana nhưng thua ở Georgia và Kansas.

Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ chưa dừng lại, trong khi sắc lệnh cải cách cảnh sát Trump ký ngày 16/6 bị chê hời hợt. Sự kiện đầu tiên khi nối lại chiến dịch tranh cử ở Tulsa, bang Oklahoma, cũng khiến Tổng thống Mỹ thất vọng, với những dãy ghế trống người. Tất cả đã góp phần làm Trump "mất điểm" trong mắt cử tri.

Theo Filipovic, ở cấp độ rộng hơn, chính sách visa mới nhất cho thấy chính quyền Trump đang tận dụng Covid-19 để thúc đẩy chương trình nghị sự chống nhập cư lâu nay.

Quyết định của Trump cấm công dân từ một số quốc gia người Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh vào Mỹ từng tạo nên một làn sóng phản đối trên toàn quốc nhưng cuối cùng nó vẫn đứng vững.

Chính quyền cũng thực hiện chính sách chia cắt trẻ em khỏi cha mẹ chúng là những người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới, đưa những đứa trẻ tới các cơ sở chăm sóc của Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội. Kết quả là ít nhất 7 đứa trẻ đã thiệt mạng trong thời gian bị chia cắt với cha mẹ.

Giờ đây, chính sách mới từ ICE là một sự đảo ngược những quy tắc từng được ban hành ở giai đoạn Covid-19 mới bùng phát tại Mỹ, theo đó cho phép sinh viên chỉ tham gia các lớp học trực tuyến duy trì thị thực sinh viên quốc tế của họ.

Chính sách mới "rõ ràng được lập nên để đuổi sinh viên nước ngoài ra khỏi Mỹ và chặn sinh viên nước ngoài vào Mỹ nếu các trường chuyển sang dạy online", Charles Kuck, luật sư về di trú kiêm đại diện Hiệp hội Luật sư Di trú Mỹ, đánh giá.

Quy định mới sẽ buộc hàng nghìn học sinh, sinh viên nước ngoài phải trở về quê nhà nếu trường của họ không tổ chức các lớp học truyền thống hay ít nhất là kết hợp giữa học truyền thống và học online. Logic đằng sau quyết định của chính quyền là học sinh không cần ở Mỹ nếu họ không đến lớp, họ có thể truy cập từ xa ở bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, với nhiều sinh viên quốc tế, việc trở về nhà đồng nghĩa kết nối Internet của họ sẽ bị giới hạn, ở một số nơi thậm chí còn không có Internet, ví dụ như học sinh, sinh viên đến từ những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh.

Những nước như Trung Quốc, còn giới hạn nội dung mà người dùng Internet được phép truy cập. Học sinh từ Mỹ trở về chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn trong việc hoàn thành bài tập, nghiên cứu của mình.

Mặt khác, học sinh, sinh viên quốc tế theo học tại Mỹ có hoàn cảnh rất đa dạng, họ có thể là những người tị nạn, những sinh viên mà quê nhà đang xảy ra xung đột hay bị tàn phá bởi thiên tai. "Không phải tất cả sinh viên quốc tế đều có nhà để về", Filipovic nói.

Bên cạnh đó, rủi ro y tế toàn cầu sẽ là rất lớn nếu hàng nghìn người buộc phải từ Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, tỏa ra mọi ngõ ngách trên thế giới. Dù muốn, chưa rõ những học sinh, sinh viên này có thể trở về quê nhà không bởi nhiều nước còn đang đóng cửa sân bay, đình chỉ các chuyến bay và coi người về từ Mỹ là một mối rủi ro đặc biệt.

Tuy nhiên, chính sách visa mới không chỉ ảnh hưởng tới các sinh viên quốc tế mà còn tác động tới cả người dân và lợi ích quốc gia Mỹ.

Theo luật sư di trú Fiona McEntee, việc mất đi số lượng lớn sinh viên nước ngoài sẽ là đòn giáng mạnh vào tài chính của các đại học Mỹ, qua đó tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới cả những sinh viên trong nước.

Theo một phân tích của Hiệp hội các Nhà giáo dục Quốc tế NAFSA, sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học, cao đẳng Mỹ đóng góp 41 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ 458.290 việc làm trong năm 2018 - 2019.

NAFSA phản đối quy định mới, nhấn mạnh các trường học nên "được trao quyền tự quyết điều gì là phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình".

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.