Mỹ chỉ trích đề xuất của Pháp về thành lập quân đội châu Âu

Ngày 9/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đối phó với các mối đe dọa từ các cường quốc, trong đó có Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump nhận định việc Tổng thống Pháp đề xuất xây dựng quân đội riêng của EU để tự bảo vệ khỏi Mỹ, Trung Quốc và Nga là sự "xúc phạm". Theo ông, EU nên đóng góp công bằng cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà Mỹ đang hỗ trợ rất lớn.

Tổng thống Trump cùng phu nhân Melania (Mê-la-ni) hiện đang ở thăm Pháp. Đây là chuyến công du thứ hai của ông đến quốc gia châu Âu này kể khi lên nắm quyền.

Tổng thống Trump dự kiến sẽ có mặt tại Paris cùng khoảng 70 lãnh đạo thế giới để tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, diễn ra ngày 11/11 trên đại lộ Champs-Elysees.

Trước đó, ngày 6/11, Tổng thống Macron đã kêu gọi xây dựng một "quân đội châu Âu thực sự" để bảo vệ chính mình. Phát biểu trên Đài phát thanh Europe 1, Tổng thống Macron, người đã hối thúc việc thành lập một lực lượng quân sự chung của EU kể từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, cho rằng EU cần giảm bớt phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ý định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh.

Ông cho rằng quyết định của Tổng thống Trump làm chao đảo châu Âu và "nạn nhân" chính của quyết định này sẽ là châu Âu và an ninh của châu lục này. Tổng thống Macron nhấn mạnh EU sẽ không tự bảo vệ trừ khi khối này quyết định có một "quân đội châu Âu thực sự".

Năm ngoái, EU đã thành lập một quỹ phòng thủ chung trị giá nhiều tỷ euro nhằm phát triển các năng lực quân sự của liên minh và giúp tăng cường tính độc lập chiến lược của châu lục này. Pháp cũng là nước đang đi đầu trong việc thúc đẩy thành lập một lực lượng liên minh của 9 nước EU có khả năng triển khai nhanh chóng một chiến dịch quân sự khi cần thiết, tiến hành sơ tán khỏi vùng chiến sự, hay cung cấp cứu trợ trong các tình huống thiên tai.

Đến nay, 9 quốc gia gồm Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã hưởng ứng sáng kiến của Pháp. Các thành viên hợp tác trên các lĩnh vực quy hoạch, phân tích khủng hoảng quân sự và nhân đạo mới, đưa ra các kế hoạch quân sự để giải quyết khủng hoảng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từ lâu đã ủng hộ ý tưởng EU cần có khả năng phòng thủ độc lập với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo giới chức Bộ Quốc phòng Pháp, trong môi trường nhiều đe dọa và biến động về địa chính trị cũng như khí hậu như hiện nay, sự ra đời của liên minh các lực lượng quân sự châu Âu là thông điệp “châu Âu đã sẵn sàng, châu Âu có đủ năng lực”. Sáng kiến này "không mâu thuẫn hoặc phá vỡ các nỗ lực phòng thủ truyền thống” của EU cũng như của NATO, mà ngược lại, cải thiện khả năng tương tác giữa các nước tham gia.

Theo Báo Tin tức
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?