NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ

Theo tin mới nhất từ NASA, các nhà khoa học vừa phát hiện 1 cấu trúc không gian siêu rỗng đại khổng lồ trong vũ trụ, khuyết thiếu khoảng 10.000 thiên hà.
NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ

Theo chuyên gia Istvan Szapudi thuộc Đại học Hawaii (Mỹ), cấu trúc siêu rỗng (supervoid) này là cấu trúc riêng biệt lớn nhất vũ trụ từng được con người phát hiện.

NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ - anh 1

NASA phát hiện cấu trúc siêu rỗng dài 1,8 tỷ năm ánh sáng. Ảnh: NASA

Các nhà thiên văn học phát hiện phần không gian trống trải dài 1,8 tỉ năm ánh sáng, khuyết thiếu khoảng 10.000 thiên hà.

NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ - anh 2

Cấu trúc siêu rỗng này khuyết khoảng 10.000 thiên hà. Ảnh minh họa

Cấu trúc siêu rỗng này được vệ tinh WISE của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và kính thiên văn Pan-STARRS 1 (PS1) phát hiện và ghi lại dữ liệu.

Xem thêm về Khám phá vũ trụ:

1. Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được

2. Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử

3. NASA: Sẽ tìm thấy bằng chứng sự sống ngoài Trái đất năm 2025

Theo các chuyên gia thuộc NASA, cấu trúc siêu rỗng này cách Trái Đất ba tỷ năm ánh sáng. Hiện nó đang bị thất thoát năng lượng do ánh sáng truyền qua, khiến khu vực xung quanh đó rất lạnh.

Cấu trúc siêu rỗng nằm trong vùng không gian lạnh hơn nhiều so với phần còn lại của vũ trụ. Đây không phải là chân không, nó chứa lượng vật chất ít hơn khoảng 20% so với các vùng khác và không ngừng mở rộng.

*Một năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km.

Trang Ly (T/h)

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
(Ngày Nay) - Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, Viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi tuần Viện cần khoảng 9.500 đơn vị máu nhưng nhu cầu của những tuần sát Tết có thể lên đến 10.000 – 10.500 đơn vị/tuần, trong đó nhóm máu O chiếm khoảng 50% tổng lượng máu cần thiết.
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Cây Thiên tuế ở đình Phú Nhuận khoảng 200 tuổi, cao 6m, tán rộng 6m, phần thân trên phân thành 10 ngọn được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh
(Ngày Nay) - Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
Phát hiện mới về loài tinh tinh hoang dã
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science (Mỹ) cho thấy tinh tinh hoang dã có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau trên khắp châu Phi, từ rừng mưa nhiệt đới tươi tốt đến rừng thưa và thảo nguyên.