NATO tìm thấy 'mục tiêu mới' từ cuộc xung đột Nga - Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã thúc đẩy châu Âu phải hành động nhiều hơn nữa vì an ninh của chính họ, nhưng quyền tự chủ chiến lược mới này không nên dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ, cựu Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb ngày 28/9 phát biểu.
Ông Alexander Stubb. Ảnh: Euractiv
Ông Alexander Stubb. Ảnh: Euractiv

Trong cuộc phỏng vấn với trang tin châu Âu Euractiv.com, ông Stubb nói: “Trong tương lai, chúng tôi sẽ có thể quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu quốc phòng của mình, nhưng sự bảo hộ an ninh từ Mỹ vẫn sẽ là nền tảng của an ninh châu Âu - và đó thực sự là một điều khá tốt”.

“Mỹ và châu Âu cần nhau. Chúng tôi cần hợp tác chặt chẽ”, Stubb nêu rõ.

Đề cập đến "quyền tự chủ chiến lược" của châu Âu - một khái niệm được Pháp chủ trương thúc đẩy, ngay cả trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, để phát triển các cơ sở công nghiệp của họ - ông Stubb cảnh báo rằng mặc dù nó có thể mang lại lợi ích cho EU, nhưng nó cũng có thể được sử dụng như một cái cớ cho các chính sách bảo hộ.

Khi được hỏi về tương lai của NATO trước những thách thức hiện tại, ông Stubb cho rằng toan tính của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine đang tạo ra triển vọng tích cực cho NATO.

“Ukraine muốn trở thành thành viên EU. Nga muốn chia rẽ EU, khối lại càng trở nên thống nhất. Moskva muốn ngăn chặn NATO, Liên minh này lại hồi sinh với một mục đích mới. Nga muốn Thụy Điển và Phần Lan nằm ngoài NATO, họ lại đang trở thành thành viên của liên minh”, ông Stubb lưu ý.

Theo ông Stubb, cuộc khủng hoảng lớn đối với NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã chấm dứt vì “họ đã tìm được một đối thủ chung".

Cựu thủ tướng Phần Lan và nghị sĩ Nghị viện châu Âu, hiện là Giám đốc Trường Quản trị xuyên quốc gia thuộc Viện Đại học châu Âu, đã được một số chuyên gia xuyên Đại Tây Dương gọi là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Tổng thư ký NATO tiếp theo sau khi Phần Lan gia nhập Liên minh này.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.