Dưới đây là những mật mã ẩn chứa trong 10 tuyệt phẩm hội họa kinh điển của thế giới:
1. Nàng Mona Lisa
Mọi người thường bị tập trung vào nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa. Nhưng khi kiểm tra bằng kính hiển vi, các nhà sử học ở Italia đã phát hiện trong mắt của nàng những ký tự và số rất nhỏ. Các chuyên gia cho rằng những ký tự này miêu tả một điều gì đó trong cuộc sống thực của tác giả bức họa - danh họa Leonardo da Vinci.
Ký tự LV trong mắt phải có thể được hiểu là viết tắt của tên danh họa Leonardo Da Vinci, trong khi các ký hiệu cũng có trong mắt phải nhưng chưa được giải mã. Nhiều người cho rằng đó là ký tự CE hoặc B, nhưng không hiểu ý nghĩa của nó là gì.
2. Bữa tiệc cuối cùng
Chuyên gia tin học Slavisa Pesci chỉ ra rằng đằng sau bức "Bữa tối cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ, sau khi xem xét hình phản chiếu của bức tranh trong gương.
Trong khi đó, nhạc sĩ người Italia Giovanni Maria Pala phát hiện về những nốt nhạc ẩn đằng sau bức tranh này. Ông thấy một khuông nhạc 5 dòng chạy ngang qua bức hoạ. Thêm vào đó, cách bài trí bánh mì trong bàn ăn, kết hợp với tư thế bàn tay của Chúa và the Apostles đều là những dấu hiệu tượng trưng cho mỗi nốt nhạc.
3. Sự tạo dựng Adam
Các chuyên gia người Mỹ tin rằng tác phẩm của họa sĩ thiên tài người Italia Michelangelo ẩn chứa những minh họa về giải phẫu học. Các thành phần của não bộ như tiểu não và tuyến yên cố thể được nhìn thấy trong bức họa này. Dài dây màu xanh trong bức tranh giống như động mạch nối não bộ với cột sống.
4. Nhà nguyện Sistina
Giống như tác phẩm “Sự tạo dựng Adam”, các chuyên gia cho rằng bức họa “Nhà nguyện Sistina” của họa sĩ Michelangelo cũng ẩn chứa những hình minh họa về giải phẫu học.
Họ phát hiện phần họng và ngực của Chúa được vẽ giống như hình não bộ của con người. Trong hình vẽ do các chuyên gia phân tích, phần cổ của Chúa (A) giống với bộ não của con người (B) và (C) cho thấy các phần của não bộ.
5. Đức mẹ và Thánh Giovannino
Bức tranh được vẽ bởi họa sĩ Domenico Ghirlandaio vào thế kỷ 15 đang được cất giữ tại bảo tàng Palazzo Vecchio ở Florence, Italia. Các chuyên gia đã tình cờ phát hiện ra sự hiện diện của vật thể bay không xác định (UFO) trong bức tranh này.
Ngay trên phần vai trái của Mary, bạn có thể thấy một vật thể được vẽ rất nhỏ, dù nhìn từ xa không có gì nổi bật tuy nhiên thực tế lại cho thấy đây dường như lại là một chiếc đĩa bay được vẽ một cách chi tiết đến kinh ngạc.
6. Nhà tiên tri Zechariah
Sự căng thẳng giữa Julius II và Michelangelo đã được thể hiện rất rõ trong bức tranh “Nhà tiên tri Zechariah” mà vị danh họa này vẽ. Các nhà sử học đã rất chú ý đến chi tiết mà Michelangelo mô tả Đức giáo hoàng thông qua hình tượng nhà tiên tri Zechariah, và một trong những thiên thần xuất hiện phía sau ông ta đã tạo ra một cử chỉ không hề nhã nhặn. Bằng cách bố trí ngón tay chỏ ở giữa ngón giữa và ngón cái mà bạn đang thấy trong bức tranh, vị họa sĩ dường như muốn nói với Julius II một điều không nhã nhặn cho lắm.
7. David và Goliath
Nghiên cứu cách sắp xếp tư thế của các nhân vật được khắc họa trên trần nhà nguyện Sistine ở Vatican, người ta nhận ra rằng tác giả Michelangelo đã tạo dáng cho các nhân vật lấy ý tưởng từ các chữ cái của người Do Thái. Ví dụ, bức “David và Goliath” này tạo thành chữ “gimel”, biểu tượng cho sức mạnh.
8. Tục ngữ Hà Lan
Bức họa “Tục ngữ Hà Lan”, được vẽ năm 1559 bởi họa sĩ Pieter Bruegel, đã miêu tả một vùng đất đông dân cư với những hoạt động tưởng như rất đời thường, nhưng ẩn chứa hàng trăm câu tục ngữ Hà Lan.
Các nhà nghiên cứu đã đếm được 112 câu tục ngữ được thể hiện trong bức tranh này. Một số câu vẫn còn được sử dụng cho tới hôm nay, ví dụ “bơi ngược dòng”, “cá lớn nuốt cá bé”, “đập đầu vào tường”, “vũ trang tới tận răng”,…
9. Bữa ăn tối ở Emmaus
Bức họa này của danh họa Caravaggio được vẽ vào năm 1601. Sau ngày Phục sinh, hai Tông đồ đã hội ngộ cùng Chúa Giêsu trong một quán ăn tối. Họ đã đi bộ từ Jerusalem đến Emmaus.
Chúa Kitô được thể hiện tại thời điểm ban phước lành cho bánh mì và tiết lộ danh tính thật của mình với hai môn đệ. Hai môn đồ sửng sốt phát hiện ra vị thầy quá cố đã trở về với họ bằng xương bằng thịt, người chủ quán đứng bên trái Chúa tỏ vẻ kinh ngạc không hiểu chuyện gì đã xãy ra.
10. Chân dung Mozart khi trẻ
Các xã hội bí mật thường giao tiếp thông qua các biểu tượng, dấu hiệu và cử chỉ, để xác định mình cho các thành viên khác thuộc xã hội bí mật đó.
Thành viên của hội Tam Điểm là những người đã được mô tả với ký hiệu bàn tay ẩn (Hidden hand). Vì thế, bức chân dung này khiến nhiều người cho rằng Mozart là thành viên của hội Tam Điểm.
Xem thêm:
- Đại danh họa Leonardo da Vinci và những bí mật cuộc đời chưa kể
- Những kiệt tác vĩ đại của Michelangelo