Nước Pháp chia rẽ khi phải chọn Le Pen hoặc Macron

(Ngày Nay) - Cuộc bỏ phiếu vòng 2, vòng đấu loại trực tiếp, giữa cựu chủ ngân hàng Emmanuel Macron, 39 tuổi, với bà Marine Le Pen, một chính khách quốc gia theo đường lối cực hữu 48 tuổi, đã đi được nửa chặng đường. 
Bà Le Pen và ông Macron
Bà Le Pen và ông Macron

Công dân Pháp ở một số vùng lãnh thổ hải ngoại và nhiều người Pháp ở nước ngoài đã bỏ phiếu xong. Cuộc bỏ phiếu bắt đầu tại thủ đô Paris lúc 8:00 giờ địa phương (06:00 GMT) ngày 7/5 và kết thúc lúc 19:00 (17:00 GMT). Các điểm bỏ phiếu vẫn mở cửa tại một số thành phố lớn đến 20:00 giờ địa phương (18:00 GMT), và kết quả ước tính sơ bộ sẽ được thông báo ngay sau khi tất cả các điểm bỏ phiếu đóng cửa.

Ông Macron, một chính khách ôn hòa phái tự do, một nhân vật ủng hộ mạnh mẽ các doanh nghiệp cũng như Liên minh châu Âu (EU), trong khi bà Le Pen tranh cử với chương trình “nước Pháp trên hết” và chống nhập cư. Bà Le Pen muốn Pháp từ bỏ đồng euro và tổ chức trưng cầu dân ý về thể chế thành viên EU của Pháp.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông Macron sẽ thắng cử, nhưng các nhà phân tích nói rằng tỷ lệ cử tri không đi bỏ phiếu cao có thể làm hỏng cơ hội của ông ta.

Cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ở Pháp được cả châu Âu theo dõi chặt chẽ, vì nó có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sau đó ở Đức, cũng như việc Anh đàm phán rời khỏi EU.

Đối với nước Pháp, dù bỏ phiếu cho ông Macron hay bà Le Pen, cử tri nước này cũng “đoạn tuyệt” với đảng Xã hội và đảng Cộng hòa, hai đảng thay nhau nắm quyền cai trị hàng chục năm nay ở Pháp.

Chặng cuối chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp được đánh dấu bởi tính không thể đoán trước được của nó.

Một trong những biến cố cuối cùng vào tối thứ Sáu, ngay trước khi chấm dứt tranh cử, là phong trào chính trị En Marche! của ông Macrontuyên bố họ trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng khổng lồ, với hàng loạt hồ sơ, tài liệu của phong trào bị tung lên mạng.

Đáng chú ý, nhiều tài liệu thật bị trộn lẫn với các tài liệu giả. Nhà chức trách bầu cử đã cảnh báo các phương tiện truyền thông và công chúng không được truyền bá các tài liệu này, vì nó vi phạm quy tắc bầu cử nghiêm ngặt và có thể bị buộc tội hình sự.

En Marche! so sánh vụ tấn công này với vụ rò rỉ email của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, lâu nay được đổ lỗi cho các hacker Nga.

Ngày 7/5, Tổng thống Pháp François Hollande hứa sẽ "đáp trả" cuộc tấn công mạng nhắm vào ứng cử viên Macron.

Theo Phunuonline

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.