Quy mô kho vũ khí hạt nhân của Nga và quy trình kiểm soát

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nga, quốc gia kế thừa vũ khí hạt nhân của Liên Xô, đang sở hữu kho dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới. Và Tổng thống Nga Putin vừa tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus.
Quy mô kho vũ khí hạt nhân của Nga và quy trình kiểm soát

Ngày 25/3, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã ký một thỏa thuận với nước láng giềng Belarus để triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước này.

Ông Putin khẳng định thỏa thuận trên sẽ không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Dưới đây là quy mô kho vũ khí hạt nhân của Nga và quy trình kiểm soát nó – theo tổng hợp của trang Al Jazeera:

Siêu cường hạt nhân

Nga, quốc gia kế thừa vũ khí hạt nhân của Liên Xô, có kho dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới.

Moskva kiểm soát khoảng 5.977 đầu đạn hạt nhân tính đến năm 2022, so với 5.428 do Washington kiểm soát, theo dữ liệu của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ.

Ước tính có khoảng 1.500 đầu đạn đã hết hạn sử dụng (nhưng có lẽ vẫn còn nguyên vẹn), 2.889 đầu đạn dự trữ và 1.588 đầu đạn chiến lược đã triển khai.

Bản tin Các nhà khoa học Nguyên tử (The Bulletin of the Atomic Scientists) cho biết Nga có 812 tên lửa đạn đạo được triển khai trên đất liền, 576 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và khoảng 200 tên lửa tại các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng.

Trong khi đó, Mỹ có 1.644 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai. Trung Quốc có tổng cộng 350 đầu đạn, Pháp 290 và Anh 225 – cũng theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kho vũ khí của Liên Xô đạt đỉnh với khoảng 40.000 đầu đạn hạt nhân trong khi đỉnh cao của Mỹ là khoảng 30.000 đầu đạn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để triển khai vũ khí này, với tên lửa, tàu ngầm và máy bay ném bom mang đầu đạn.

Nga được cho là sở hữu khoảng 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trang bị vũ khí hạt nhân, mà Bulletin of the Atomic Scientists ước tính có thể mang tới 1.185 đầu đạn.

Moskva cũng vận hành 10 tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân trang bị vũ khí hạt nhân, có thể mang tối đa 800 đầu đạn. Bên cạnh đó họ có 60 - 70 máy bay ném bom hạt nhân.

Mỹ cho biết trong bản Đánh giá Tình hình hạt nhân năm 2022 rằng Nga và Trung Quốc đang mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của họ và Washington sẽ theo đuổi cách tiếp cận dựa trên kiểm soát vũ khí để ngăn chặn các cuộc chạy đua vũ trang tốn kém.

Về phần mình, Tổng thống Putin cho biết ông nắm được thông tin Mỹ đang phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới.

Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, chỉ có một số quốc gia thử nghiệm vũ khí hạt nhân: Mỹ lần cuối năm 1992, Trung Quốc và Pháp lần cuối năm 1996, Ấn Độ và Pakistan năm 1998, và Triều Tiên thử lần cuối năm 2017. Liên Xô thử hạt nhân lần cuối vào năm 1990.

Ai có thể ra lệnh phóng vũ khí hạt nhân của Nga?

Tổng thống Nga là người ra quyết định cuối cùng trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, cả chiến lược và phi chiến lược - theo học thuyết hạt nhân của Nga.

Thứ được gọi là chiếc cặp hạt nhân, hay “Cheget” (đặt theo tên núi Cheget trên dãy Kavkaz), luôn ở bên cạnh Tổng thống Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, hiện nay là Sergey Shoigu, và Tổng tham mưu trưởng, hiện là Valery Gerasimov, cũng được cho là có những chiếc cặp như vậy.

Về cơ bản, chiếc cặp hạt nhân là một công cụ liên lạc liên kết tổng thống với các chỉ huy quân sự hàng đầu của ông và từ đó với các lực lượng tên lửa thông qua mạng chỉ huy và kiểm soát điện tử cực kỳ bí mật có tên “Kazbek”. Kazbek hỗ trợ một hệ thống khác được gọi là “Kavkaz”.

Đoạn phim do kênh truyền hình Zvezda của Nga chiếu vào năm 2019 cho thấy những gì được cho là một chiếc cặp hạt nhân có một loạt nút.

Trong một vùng gọi là "lệnh" trên cặp, có hai nút: nút "phóng" màu trắng và nút "hủy" màu đỏ. Theo Zvezda, chiếc cặp được kích hoạt bằng một tấm thẻ đặc biệt.

Nếu Moskva đánh giá rằng họ đang phải đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, Tổng thống Nga, thông qua chiếc cặp, sẽ gửi lệnh phóng trực tiếp tới Bộ chỉ huy tổng tham mưu và các đơn vị chỉ huy dự bị, những đơn vị nắm giữ mã hạt nhân.

Những mệnh lệnh như vậy nhanh chóng chuyển xuống các hệ thống thông tin liên lạc khác nhau tới các đơn vị lực lượng tên lửa chiến lược, sau đó sẽ thực hiện lệnh bắn vào các mục tiêu.

Nếu một cuộc tấn công hạt nhân được xác nhận, Tổng thống Putin có thể kích hoạt cái gọi là hệ thống "Bàn tay chết", hay "Perimetr" trong tình thế cuối cùng. Về cơ bản các máy tính sẽ quyết định ngày tận thế khi lệnh tấn công hạt nhân từ khắp kho vũ khí khổng lồ của Nga được thực thi.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.