Tiêm kích MiG-25: Huyền thoại bầu trời của Liên Xô

Xuất hiện cách đây hơn 50 năm, tiêm kích MiG-25 là đại diện cho một sự tiến bộ khủng khiếp về công nghệ quân sự quân đội Sô Viết thời Chiến Tranh Lạnh, khiến nhiều chuyên gia quân sự phải hốt hoảng.
Tiêm kích MiG-25: Huyền thoại bầu trời của Liên Xô

MiG-25: Đối thủ đáng gờm của 'Chim Đen' SR-71

Mikoyan-Gurevich MiG-25 (NATO gọi là "Foxbat") là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô.

Tiêm kích MiG-25: Huyền thoại bầu trời của Liên Xô - anh 1

Tiêm kích MiG-25 của Liên Xô

Mẫu đầu tiên chế tạo thử nghiệm bay vào năm 1964, sau đó đi phục vụ vào năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một radar cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.

MiG-25 ra đời là một nỗ lực của Liên Xô để đánh chặn các máy bay ném bom siêu âm XB-70 Valkyrie (Mỹ), nhằm tránh việc các máy bay này phá vỡ các tuyến phòng thủ của máy bay tiêm kích và ném bom hạt nhân xuống các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Liên Xô.

Đạt tốc độ bay siêu nhanh và siêu cao, các máy bay MiG-25 của Liên Xô/Nga chính là câu trả lời cho SR-71 của Không quân Mỹ.

Tiêm kích MiG-25: Huyền thoại bầu trời của Liên Xô - anh 2

Chiến đấu cơ SR-7 của Không quân Mỹ

MiG-25: Liều sốc cho Mỹ và phương Tây

Liên Xô phát triển và thử nghiệm MiG-25 trong điều kiện bí mật gắt gao. Nó công khai xuất hiện lần đầu vào ngày 9/7/1967 trong cuộc duyệt binh không quân nhân Ngày Không quân Liên Xô ở Demodedovo.

Đối với phương Tây đây là một tin giật gân rất khó chịu. Vì thế, thậm chí đã diễn ra các cuộc điều trần khẩn cấp tại Quốc hội Mỹ. Các cuộc điều trần này đã giúp đẩy nhanh việc phát triển các tiêm kích đánh chặn mới F-14 và F-15. Cả 2 máy bay mới của Mỹ cũng đều áp dụng sơ đồ 2 cánh đứng đuôi như MiG-25, nhưng thua kém đôi chút cả về tốc độ và độ cao bay.

Tiêm kích MiG-25: Huyền thoại bầu trời của Liên Xô - anh 3

MiG-25 đại diện cho một sự tiến bộ khủng khiếp về công nghệ quân sự quân đội Sô Viết thời Chiến Tranh Lạnh.

Được chế tạo từ các tấm thép niken chịu nhiệt và một số hợp kim titan, cùng 2 động cơ phản lực Tumansky đạt lực đẩy "không tưởng", tới 45.000 pounds (khoảng 20.400kg), MiG-25 đại diện cho một sự tiến bộ khủng khiếp về công nghệ quân sự quân đội Sô Viết thời Chiến Tranh Lạnh.

MiG-25 được trang bị một radar Smerch-A có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn R-40 tấn công mục tiêu ở cự li xa tới 65km. Khi còn phục vụ trong Không quân Liên Xô, MiG-25 đã chứng minh được sự nguy hiểm của nó với các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và NATO.

Những kỷ lục đỉnh cao

Trong suốt thời gian hoạt động, MiG-25 đã đạt và nắm giữ 29 kỷ lục thế giới. Trong số này có những kỉ lục không bị đánh bại cho đến ngày nay - những kỷ lục độ cao cho một chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực.

Ngày 21/8/1977, phi công thử nghiệm của Liên Xô Alexander Fedotov đã đạt đến độ cao kỉ lục 37,6km bằng chiếc MiG-25.

Các tiêm kích đánh chặn MiG-25 bán sang nhiều nước trong thập niên 1960-1980 đã tham gia các cuộc chiến tranh ở Ai Cập, Syria, Libya và Iraq (chiến tranh Iran-Iraq). Phi công giàu thành tích nhất là phi công Iraq Mohommed Rayyan. Trên chiếc MiG-25PD của mình, ông đã bắn hạ 10 máy bay của Iran.

Tiêm kích MiG-25: Huyền thoại bầu trời của Liên Xô - anh 4

MiG-31 Foxhound - "Hậu bối" của MiG-25

Tháng12/2013, Nga cho MiG-25 'về hưu'. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia quân sự phương Tây, việc Nga chính thức loại bỏ toàn bộ các máy bay MiG-25 ra khỏi phục vụ sẽ tạo ra một khoảng trống về khả năng trinh sát của quân đội nước này. Tuy nhiên, "hậu bối" của nó là MiG-31 Foxhound sẽ tiếp tục mang trên mình gánh nặng mà MiG-25 để lại, nhưng sẽ nặng nề hơn gấp nhiều lần.

Trang Ly (T/h)

Tìm hiểu thêm về vũ khí quân sự thế giới, Tại đây

Xem thêm:

- Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu

- Uy lực đáng sợ của 'Chim Ưng đêm' F-117 thuộc Không lực Mỹ

- Sức mạnh của loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất nhân loại

- Những súng bắn tỉa ‘sát thủ’ nhất thế giới

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.