Tuyên bố trên được Phó đại sứ của Bình Nhưỡng nói với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Trước đó, ông Guterres đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với Phó Đại sứ Kim In Ryong.
Hiện tại, đại sứ Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên Ja Song-nam đang ở Bình Nhưỡng.
"Chừng nào mà chính sách thù địch và đe dọa hạt nhân của Mỹ vẫn tiếp tục, thì CHDCND Triều Tiên sẽ không bao giờ đưa vấn đề vũ khí hạt nhân lên bàn đàm phán", ông Kim nói với Guterres trong một cuộc điện thoại do phái đoàn Liên Hợp Quốc của Triều Tiên kết nối.
Phó đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim In Ryong |
Tổng thư ký Guterres đã tuyên bố rằng đã đến lúc phải "chấm dứt đả kích và quay lại ngoại giao". Về vấn đề mâu thuẫn giữa các nước như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên, ông sẵn sàng trợ giúp để các nước này tiến tới các cuộc đàm phán 6 bên.
Phó đại sứ Kim trước đó đã nói với Tổng thư ký Guterres: "Khi Mỹ đưa ra hành động khiêu khích chống lại CHDCND Triều Tiên trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, không có gì có thể làm thay đổi ý chí, quyết tâm của quân đội và nhân dân Triều Tiên để đáp lại bằng các biện pháp trả đũa kiên quyết”.
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết của Mỹ nhằm đưa ra các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên vào ngày 5/8. Lệnh trừng phạt này có thể cắt giảm 1/3 doanh thu xuất khẩu hàng năm khoảng 3 tỷ USD của nước này.
Triều Tiên đã bị trừng phạt từ năm 2006 về các chương trình tên lửa đạn đạo và các chương trình hạt nhân của mình. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường các biện pháp nhằm đối phó với 5 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và 4 cuộc phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên.
Theo Reuters