Theo một quan chức của Mỹ, nếu diễn ra, chuyến đi hứa hẹn sẽ giải quyết những vấn đề căng thẳng về các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Washington và các đồng minh của họ cho biết đang có một sự khẩn trương ngày càng tăng đối với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Triều Tiên. Theo đó, Mỹ muốn Trung Quốc áp dụng thêm áp lực lên nước láng giềng đang bị cô lập để chấm dứt các chương trình hạt nhân và vũ khí hạt nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời mời của Tổng thống Trump đến thăm Mỹ trong cuộc họp vào tháng tư tại Palm Beach, Florida. Hai nhà lãnh đạo cũng gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 7.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Đức |
Trump dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Philipines vào tháng 11, cũng như Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không phản ứng ngay lập tức với yêu cầu của Reuters để bình luận về chuyến thăm tiềm năng của Trump. Một nguồn tin ngoại giao giấu tên nói rằng ông Trump cũng đang cân nhắc đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến thăm ở châu Á vào tháng mười một tới đây.
Vào tháng 2, Trump đã chấp nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm Nhật Bản vào cuối năm nay.
"Thỏa thuận tháng hai vẫn còn hiệu lực. Chúng tôi chắc chắn muốn làm cho nó xảy ra trong một khoảng thời gian trong năm nay. Tuy nhiên, không có thời điểm cụ thể nào đã được ấn định, "một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc cũng đang trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán để tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên bên lề Đại hội đồng LHQ ở New York.
Tờ báo trích dẫn nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Trump, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thể sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 9 và tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác nhằm ứng phó với sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Hôm thứ hai (11/9) vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí bỏ phiếu áp đặt lệnh trừng phạt với việc xuất khẩu hàng dệt may và các nguồn cung nguyên liệu của Triều Tiên.
Sau vài ngày đàm phán về nghị quyết, Washington đã bãi bỏ một số biện pháp để giành được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc, bao gồm cả một đề nghị cấm vận dầu và danh sách đen của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và hãng hàng không quốc gia.
Theo Reuters