Theo báo cáo cập nhật của Viện McKinsey Toàn cầu (McKinsey Global Institute), tổng giá trị tại sản ròng của Trung Quốc trong năm 2020 đã đạt 120.000 nghìn tỉ USD. Với con số này, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia có giá trị tài sản ròng lớn nhất thế giới. Tổng giá trị tải sản ròng của Mỹ trong năm 2020 là 89.000 tỉ USD.
Giá trị tài sản ròng của Trung Quốc sau 20 năm đã tăng tới 17 lần, từ mức 7.000 tỉ USD lên 120.000 tỉ USD và chiếm 23% tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu trong năm 2020. Mỹ xếp thứ hai, với 17%, kế đến là Nhật Bản, với 35.000 tỉ USD, chiếm 7% tổng giá trị tài sản ròng toàn thế giới.
Trung Quốc là nước thứ hai soán ngôi Mỹ. Lần trước đó là vào năm 1990, khi tổng giá trị tài sản ròng của Nhật Bản chiếm 23% giá trị toàn cầu, hơn mức 22% của Mỹ. Đó cũng là thời điểm bong bóng bất động sản tại Nhật Bản lên đỉnh điểm. Giá trị tài sản ròng của Nhật Bản lúc đó lớn gấp 8,3 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần với mức 8,2 lần của Trung Quốc trong năm 2020.
Theo tính toán của McKinsey, 68% giá trị tài sản toàn cầu nằm ở bất động sản. Các tài sản còn lại bao gồm cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị hay những thứ vô hình như sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế nắm tỉ trọng nhỏ hơn nhiều.
Giá trị tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả khoản nợ chưa thanh toán. Bên cạnh GDP, tổng giá trị tài sản ròng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia.