Vì sao ông Putin đánh giá thấp phương Tây?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quyết định phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được chứng minh là một tính toán sai lầm chiến lược về tầm vóc lịch sử.
Vì sao ông Putin đánh giá thấp phương Tây?

Không thể tạo ra một chiến thắng nhanh chóng cho Moscow, quân đội Nga đã vấp phải một làn sóng kháng cự của Ukraine đã khiến 1.351 binh sĩ Nga thiệt mạng và 3.825 người bị thương. Nền kinh tế Nga đã bị vùi dập bởi các lệnh trừng phạt bất thường của cộng đồng quốc tế. Đã có những lời kêu gọi lên án ông Putin và cuộc chiến tại Ukraine. Có thể cho rằng nhà lãnh đạo 69 không hề mong đợi những diễn biến tiêu cực như vậy khi tính toán cho chiến dịch quân sự.

Làm thế nào mà mọi thứ đang vượt khỏi tầm kiểm soát của Putin? Một phần, ông rõ ràng đã đánh giá quá cao sức mạnh quân sự của Nga và đánh giá thấp khả năng kháng cự của người Ukraine. Nhưng điều quan trọng không kém là việc ông đã hiểu sai về phương Tây.

Tổng thống Nga đã đánh giá tình hình dựa trên những trải nghiệm cá nhân: quan sát phản ứng yếu ớt của cộng đồng quốc tế đối với các cuộc chiến của Nga ở Chechnya và Gruzia, việc sáp nhập Crimea vào năm 2014 và sự ủng hộ của nước này đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tất cả những kinh nghiệm trên đã thuyết phục ông rằng phương Tây sẽ từ bỏ Ukraine.

Trước những lo ngại của châu Âu về cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực dưới thời Donald Trump và chính quyền Joe Biden rút lui khỏi Afghanistan, ông Putin cũng có thể dự đoán rằng cuộc chiến tại Ukraine sẽ chia rẽ Mỹ và các đồng minh châu Âu, do đó mang lại chiến thắng chiến lược lớn hơn chứ không chỉ đơn giản là việc thành lập một chính phủ khác ở Kyiv.

Nếu Putin là người hiểu rõ hơn về cách các nền dân chủ phương Tây đối phó với các mối đe dọa quan trọng đối với an ninh của họ, thì ông hẳn sẽ hiểu tại sao những giả định này là sai. Thật vậy, một bài học của thế kỷ qua là các nền dân chủ phương Tây đã thường xuyên phớt lờ các mối đe dọa an ninh đang nổi lên, như nhiều nước đã làm trước hai cuộc Thế chiến, Chiến tranh Triều Tiên và vụ tấn công ngày 11/9. Như nhà ngoại giao và sử gia Mỹ George Kennan từng nói, các nền dân chủ giống như một con quái vật thời tiền sử, thờ ơ với những gì đang xảy ra xung quanh chúng đến mức “bạn thực tế phải cắt cả cái đuôi mới làm cho chúng biết rằng lợi ích của mình đang bị xáo trộn.”

Nhưng một bài học quan trọng không kém trong thế kỷ qua là khi ''cái đuôi'' của phương Tây bị đe dọa, các nền dân chủ này đã phản ứng với tốc độ, quyết tâm và sức mạnh. Đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, vốn được coi là cuộc xung đột quân sự lớn nhất châu Âu kể từ năm 1945 và gây ra mối đe dọa trực tiếp cho lãnh thổ NATO, chính là mối đe dọa không thể làm ngơ.

Tuy nhiên, mặc cho làn sóng phản ứng mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên, vẫn còn quá sớm để phương Tây tuyên bố chiến thắng. Nếu các nền dân chủ này có khả năng hình thành một mặt trận nhanh chóng và thống nhất chống lại các mối đe dọa đặc biệt, thì từ lâu họ cũng có xu hướng chuyển các ưu tiên và hướng sự chú ý vào bên trong khi cuộc khủng hoảng trước mắt đã qua đi.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã nhanh chóng đứng về cùng một chiến tuyến khi quân đội Nga tràn sang lãnh thổ Ukraine, nhưng thách thức thực sự là làm thế nào để duy trì tinh thần thống nhất đó. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh quan điểm đó tại thủ đô Warsaw của Ba Lan trong chuyến công du hồi tháng 3: “Chúng ta phải duy trì sự thống nhất hôm nay và ngày mai, ngày kia và trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới”.

Đây là nhiệm vụ không dễ dàng. Để đạt được mục tiêu đó về lâu dài, phương Tây phải vượt qua sự phân cực chính trị, chuyển đổi gánh nặng kinh tế và thay đổi lãnh đạo vốn thường gây chia rẽ nội bộ khối này trong quá khứ. Nếu không, sự thống nhất đối với cuộc chiến tại Ukraine chỉ mang tính nhất thời, khiến phương Tây một lần nữa bị chia rẽ.

Sai lầm của Putin

Không có gì ngạc nhiên khi Putin cho rằng phương Tây sẽ chỉ đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine bằng những lời lẽ gay gắt. Năm 2008, khi xung đột Nga-Gruzia nổ ra, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã vội vàng đàm phán ngừng bắn để duy trì lợi ích của Nga, trong khi Mỹ và các nước châu Âu cũng chỉ đưa ra các phản ứng mang tính biểu tượng.

Sáu năm sau, khi Nga sáp nhập Crimea và cuộc chiến ly khai ở miền đông Ukraine nổ ra, phương Tây mới bắt đầu mạnh tay hơn: mặc dù Nga đã bị loại khỏi G-8 và chịu các lệnh trừng phạt hạn chế, cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama đều từ chối để NATO đưa quân sang Ukraine.

Tương tự, Washington và các đối tác châu Âu đã từ chối áp đặt các lệnh trừng phạt Nga sau khi nước này can thiệp vào cuộc nội chiến Syria năm 2015. Trong những năm gần đây, những cáo buộc âm mưu ám sát đối thủ của ông Putin ở trong và ngoài nước chỉ được đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt quy mô nhỏ và trục xuất một số nhà ngoại giao Nga khỏi các nước phương Tây. Khi Nga bị tố can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, các nền dân chủ và phương tiện truyền thông phương Tây đã chỉ trích Điện Kremlin nhưng không làm gì khác.

Hành vi của các nhà lãnh đạo châu Âu vài tháng trước khi cuộc chiến Nga-Ukrainie nổ ra cho thấy phương Tây có khả năng sẽ đi theo "lối mòn" trên. Bác bỏ các bằng chứng mà chính phủ Mỹ và Anh đưa ra về một cuộc chiến sắp xảy ra, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng Putin chỉ điều quân áp sát biên giới Ukraine để làm đòn bẩy đàm phán các thỏa thuận an ninh mới.

Một số lãnh đạo còn trực tiếp tới Moscow để tìm kiếm một thỏa thuận. Chính phủ Đức đặc biệt bối rối trước viễn cảnh đáp trả mạnh mẽ trước hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Putin, ngăn chặn nỗ lực kích hoạt Lực lượng phản ứng NATO và từ chối các đồng minh NATO gửi cho Ukraine vũ khí sát thương có nguồn gốc từ Đức. Trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng vào đầu tháng 2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kiên quyết từ chối cam kết chấm dứt dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nếu Nga đưa quân sang Ukraine. Sự chia rẽ của phương Tây rõ ràng đến nỗi Tổng thống Joe Biden công khai lo lắng rằng một “cuộc xâm nhập nhỏ” có thể dẫn đến một cuộc “chiến đấu về những gì nên làm và không nên làm” của phương Tây.

Những diễn biến này củng cố niềm tin của Putin rằng sức mạnh của phương Tây chỉ còn là hư danh. Phát biểu trên tờ Financial Times vào năm 2019, ông Putin cho rằng: "Cái gọi là ý tưởng tự do đã không còn giống mục đích của nó.''

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một người được coi là đồng minh của Putin với quan hệ đối tác chiến lược “không có giới hạn”, cũng từng nhận định: "Phương Đông đang thịnh, phương Tây đang suy". Nhưng những tính toán như vậy không giải thích được điều gì sẽ xảy ra khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự tại Ukraine, một động thái vượt xa mọi hành động gây hấn trước đó của ông Putin.

Phản tác dụng

Thay vì chia rẽ phương Tây, cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã giúp khối này gắn kết. Trong vòng vài ngày, phương Tây đã hợp lực áp đặt một làn sóng trừng phạt sâu rộng đối với Nga, khiến nước này trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới. Các ngân hàng Nga bị cấm sử dụng cơ chế trao đổi tiền SWIFT, dự trữ ngân hàng trung ương Nga ở nước ngoài bị đóng băng và các mặt hàng công nghệ quan trọng bị cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến 50% sản lượng nhập khẩu công nghệ của Nga.

Tổng thống Putin cùng các quan chức thân cận và một loạt các nhà tài phiệt Nga đã bị trừng phạt và tài sản của họ ở phương Tây bị tịch thu. Máy bay Nga bị cấm đi vào không phận của 33 quốc gia. Đức đình chỉ dự án Nord Stream 2, Mỹ và các nước khác cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga, EU chuyển sang giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Gần 500 công ty phương Tây đã rời thị trường Nga. Ý định của phương Tây, như Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire từng nói, là “khiến nền kinh tế Nga sụp đổ”.

Các nước phương Tây cũng vận động chống lại Nga về mặt chính trị. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu 11–1, với 3 phiếu trắng, để lên án cuộc chiến, mặc dù Nga sau đó đã phủ quyết hành động này. Sau đó, Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu theo tỷ lệ 141–5 để yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Tòa án Công lý Quốc tế đã ra lệnh cho Nga ngừng mọi hoạt động quân sự ở Ukraine. Các tổ chức văn hóa và thể thao quốc tế, chẳng hạn như FIFA, cũng cấm vận động viên Nga tham gia các sự kiện lớn.

Phản ứng quân sự của phương Tây cũng ấn tượng không kém. Thay vì rút các lực lượng khỏi Đông Âu như Putin yêu cầu, NATO đã tăng gấp đôi sự hiện diện trong khu vực, kích hoạt Lực lượng Ứng phó và đặt 40.000 quân dưới quyền chỉ huy của mình. Hơn 35 quốc gia đã bắt đầu hoặc tăng các chuyến viện trợ vũ khí đến Ukraine, EU đã cam kết hỗ trợ 500 triệu euro cho quốc phòng Ukraine, đánh dấu lần đầu tiên khối này cung cấp hỗ trợ quân sự cho một quốc gia khác.

Làn sóng phản đối chiến tranh không chỉ dừng lại ở phương Tây mà còn lan rộng tới cả các quốc gia thường né tránh các cuộc xung đột quốc tế. Cả Thụy Sĩ - một quốc gia trung lập, và Singapore - một quốc gia tự hào về cân bằng quyền lực, đều áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Nhật Bản, quốc gia có chính sách nhập cư nghiêm ngặt nổi tiếng, đã mở cửa cho những người Ukraine sơ tán.

Đáng chú ý nhất, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố Đức đang ở trong thời kỳ Zeitenwende - một khúc quanh lịch sử - trong đó cam kết cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, cam kết vượt mục tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO là 2% GDP, tạo ra một quỹ quốc phòng 100 tỷ euro để hiện đại hóa khí tài và hứa sẽ nhanh chóng chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. “Rõ ràng là chúng ta phải đầu tư nhiều hơn nữa vào an ninh của đất nước chúng ta, để bảo vệ tự do và nền dân chủ của chúng ta", ông Scholz phát biểu trước quốc hội Đức hôm 27/2.

Phản ứng chung

Việc Putin không lường trước được phản ứng thống nhất của phương Tây phản ánh sự hiểu lầm về cách các nền dân chủ này vận hành. Phân tích thiếu sót của ông một phần bắt nguồn từ thực tế rằng các nước này có xu hướng quan tâm đến các vấn đề trong nước hơn là về các mối đe dọa ở bên ngoài. Hơn nữa, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều chính phủ châu Âu dường như nghi ngờ bản năng rằng các quốc gia khác có thể sử dụng chiến tranh để đạt được mục tiêu địa chính trị của họ và cho rằng hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa trong những thập kỷ gần đây đã khiến chiến tranh trên lục địa châu Âu trở nên lỗi thời. Tại sao phải chiến đấu khi thương mại và trao đổi có lợi như vậy?

Nhưng như nhà sử học Kennan đã lưu ý, mặc dù các nền dân chủ có vẻ chậm, nhưng họ sẽ phản ứng quyết liệt khi lợi ích của họ bị đe dọa trực tiếp. Hoàng đế Đức Wilhelm II không bao giờ lường trước được rằng việc ủng hộ tối hậu thư của Áo đối với Serbia sẽ gây ra chiến tranh với Pháp và Vương quốc Anh, một động thái lặp lại 25 năm sau khi Adolf Hitler xâm lược Ba Lan.

Mỹ đã tìm cách ngồi ngoài cả hai cuộc chiến tranh thế giới và chỉ tham chiến sau khi Đức nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế và Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Chính sách kiềm chế của Mỹ, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản trong Chiến tranh Lạnh, chỉ bắt nguồn sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Các nhà lãnh đạo phương Tây háo hức đón nhận hòa bình sau khi Liên Xô tan rã, và họ chỉ bắt đầu đoàn kết sau sự kiện 11/9.

Các nền dân chủ chuyển từ thụ động sang hành động chỉ mang tính xu hướng, không mang tính quy luật. Phương Tây có làm như vậy hay không thường được quyết định bởi những lựa chọn mà các nhà lãnh đạo đưa ra. Ở đây, chính sách ngoại giao của ông Biden khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng là rất quan trọng. Chính quyền Washington đã lợi dụng mối đe dọa từ Nga để thực hiện lời thề lâu đời của mình là tăng cường các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và cộng đồng dân chủ rộng lớn hơn.

Khi tình báo Mỹ kết luận vào cuối năm 2021 rằng các lực lượng Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine, Biden đã đưa ra hai quyết định quan trọng. Đầu tiên là Mỹ sẽ không đưa quân sang Ukraine. Thứ hai, ông sẽ làm việc với các thành viên NATO và các đối tác khác để theo đuổi chiến lược ba mũi nhọn nhằm áp đặt các hình phạt kinh tế lớn đối với Nga, củng cố vị thế của NATO ở Đông Âu và gửi thêm vũ khí đến Ukraine để giúp nước này tự vệ.

Bắt đầu từ giữa tháng 11 năm 2021, Biden đã xây dựng một phản ứng chung của phương Tây đối với cuộc xung đột tiềm năng tại Đông Âu. Các quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ đã thông báo ngắn gọn cho các đồng minh về kế hoạch của Putin, chia sẻ thông tin nhạy cảm mà ngay cả các quan chức cấp cao của Mỹ thường không nhìn thấy. Các nhà ngoại giao phương Tây đã thảo luận để vạch ra các gói trừng phạt. Giới tướng lĩnh gặp nhau để đề ra các hỗ trợ an ninh có thể có cho Ukraine. Chính sách ngoại giao thận trọng này phản ánh niềm tin rằng việc đưa ra các yêu cầu của các đồng minh sẽ phản tác dụng.

Thay vào đó, Washington cần cho các đồng minh thời gian và không gian để đưa ra quyết định của riêng họ. Biden không tìm kiếm công lao cho khả năng lãnh đạo đặc biệt của mình, ông đang tìm cách tạo ra một phản ứng thống nhất của phương Tây có thể đáp ứng được thời điểm này.

Mục tiêu ban đầu đó đã đạt được nhờ các hành động quyết liệu của ông Putin. Nếu chỉ đơn giản là kiểm soát một phần lãnh thổ khác của Ukraine, như khi Nga sáp nhập Crimea, thì Putin có thể đã khiến Biden phải đối mặt với một liên minh NATO vẫn còn chia rẽ về việc có nên vượt qua lằn ranh đỏ hay không. Nhưng bằng cách lựa chọn một chiến dịch quân sự toàn diện, Putin đã loại bỏ mọi nghi ngờ về tính cực đoan của các hành động của mình.

Đoàn kết tạo ra sức mạnh

Tuy nhiên, để cách tiếp cận của Biden thành công, mặt trận thống nhất của phương Tây không được phép suy yếu hoặc xói mòn khi chiến tranh tiến triển. Nhiều trở ngại sẽ cản đường mặt trận này: Putin chắc chắn sẽ cố gắng lợi dụng sự chia rẽ trong liên minh; tranh chấp có thể phát sinh về những bước cần thực hiện tiếp theo hoặc những nhượng bộ nào để đưa ra; và gánh nặng trừng phạt Nga chắc chắn sẽ giảm xuống một cách bất bình đẳng giữa các quốc gia, làm gia tăng sự phẫn nộ và bất đồng.

Những vấn đề này sẽ tăng lên gấp bội nếu, như nhà sử học Kennan cảnh báo, các nền dân chủ phản ứng với quá nhiều cơn giận dữ, chúng không chỉ gây thiệt hại cho đối thủ mà còn cho chính họ, như trường hợp có thể xảy ra nếu mục tiêu được chuyển từ khôi phục chủ quyền và độc lập của Ukraine thành một chính sách thay đổi chế độ tại Nga. Có quá nhiều và cũng có quá ít thứ có thể làm.

Những thách thức này đòi hỏi phải có một đường lối ngoại giao khéo léo để giải quyết. Khi các nhà lãnh đạo ở Washington, Brussels, Tokyo,... giải quyết những vấn đề như vậy, họ nên tìm cách chính thức hóa sự hợp tác bằng cách tạo ra cốt lõi của một liên minh dân chủ mới mà nhiều người đã kêu gọi từ lâu.

Trong những năm tới, có thể sẽ có nhiều mối đe dọa địa chính trị hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa xét lại của Nga, và chúng sẽ cần phải được ngăn cản bằng sự hợp tác mạnh mẽ, được thể chế hóa giữa các nền dân chủ lớn. Bởi sự đoàn kết tạo ra sức mạnh, phương Tây nên cải thiện khả năng phòng thủ lẫn nhau và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế của họ, bao gồm cả việc đưa Mỹ và EU tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đàm phán một hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương.

Bước đầu tiên, họ nên mở rộng G-7 bằng việc kết nạp Úc, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu. Điều đó sẽ đưa các nền dân chủ tiên tiến lớn của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á về dưới một chiếc ô duy nhất và cung cấp một đối trọng mạnh mẽ trước những áp lực đang bao trùm lên tất cả các nước dân chủ. Phương Tây nên tìm kiếm một cuộc chiến lâu dài hơn, thách thức của ông Putin đối với các lợi ích và giá trị phương Tây sẽ không phải là mối đe dọa duy nhất.

Bài viết thể hiện quan điểm của Ivo Daalder - cựu Đại sứ Mỹ tại NATO 2009-2013, và James Lindsay - Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Nghiên cứu tại viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Theo Foreign Affairs
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.