Vũ khí siêu thanh: Tâm điểm cuộc đua 'tam mã' Mỹ - Nga - Trung

Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tham gia một cuộc chạy đua vũ trang bí mật mà theo giới chuyên gia hệ quả tất yêu là sự ra đời của một thế hệ vũ khí tốc độ cao mới, siêu việt hơn.
Vũ khí siêu thanh: Tâm điểm cuộc đua 'tam mã' Mỹ - Nga - Trung
Vũ khí siêu thanh: Tâm điểm cuộc đua 'tam mã' Mỹ - Nga - Trung - anh 1
Ảnh minh họa

Trước cả khi hệ thống phòng vệ của đối phương kịp phản ứng, đang dần trở thành xu thế tất yếu trong cuộc chạy đua nhằm sáng chế ra những loại khí tài quân sự siêu tân tiến trên phạm vi toàn cầu.

Dù thông tin chi tiết về tính năng, cấu tạo hay nguồn lực tập trung vào chúng vẫn được giữ kín nhưng nhiều người dự đoán chỉ trong khoảng 5 năm nữa vũ khí siêu thanh sẽ hoàn thiện.

Cuộc đua tam mã

Trong vụ phóng thử diễn ra cách đây không lâu, một tên lửa do hãng Boeing của Mỹ chế tạo đã chứng minh được ưu thế về tốc độ khi bay qua quãng đường hơn 370 km chỉ trong 4 phút. Ở dự án khác, Lockheed Martin đang phát triển một nguyên mẫu có khả năng di chuyển nhanh gấp 20 lần vận tốc âm thanh.

Lầu Năm Góc từ lâu đã thể hiện sự quan tâm đối với các dự án vũ khí tốc độ cao, khởi nguồn từ thời chính quyền tổng thống George W. Bush với kế hoạch "tấn công toàn cầu chớp nhoáng" nhằm trang bị cho quân đội khả năng công kích mọi mục tiêu, ở bất kỳ đâu, trong vòng một giờ, bằng tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân.

Theo một báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội, Lầu Năm Góc đã chi hàng trăm triệu USD cho các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Song, chi tiết về chúng vẫn được giữ trong vòng bí mật.

Các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ cũng nhận thấy cơ hội vàng từ thị trường này. Boeing và Lockheed đều đã chế tạo hàng loạt mẫu thử vũ khí siêu thanh theo một số chương trình nghiên cứu hợp tác với Lầu Năm Góc.

Hãng sản xuất tên lửa nổi tiếng Raytheon cho hay đang phát triển mẫu tên lửa có thể bay ngoài bầu khí quyền cho đến tận khi tiếp cận mục tiêu cần diệt. Theo một thông báo của hãng này, "từ lục quân, hải quân đến không quân đều thích thú với khả năng tùy biến cơ động của vũ khí siêu thanh".

Quốc hội Mỹ gần đây tỏ ra sốt sắng hơn trong việc nghiên cứu công nghệ siêu thanh trước bối cảnh các nước như Nga, Ấn Độ hay Trung Quốc cũng ráo riết theo đuổi loại vũ khí này. Một bản dự thảo luật quốc phòng trình Quốc hội Mỹ năm nay nhấn mạnh xu thế phát triển vũ khí siêu thanh đang đặt ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của quân đội nước này trong tương lai.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng thừa nhận từng thực hiện ít nhất một cuộc thử nghiệm máy bay siêu thanh, diễn ra vào năm ngoái tại khu tự trị Nội Mông. Theo bản báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về tình hình quân sự Trung Quốc, Bắc Kinh dường như còn đang nỗ lực chế tạo "nhiều lớp và biến thể khác nhau của tên lửa tấn công siêu thanh".

Nga hồi đầu năm gia nhập cuộc đua khi tiến hành thử nghiệm một phiên bản tên lửa siêu thanh mà theo giới chuyên gia tình báo nhận định có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân.

Vũ khí của tương lai

Chuyên gia quân sự Mỹ rất kỳ vọng vào sự thay đổi mạnh mẽ mà vũ khí siêu thanh đem lại, đồng thời cho rằng cần phải tăng cường đầu tư cho loại khí tài của tương lai này.

Một nhà nghiên cứu vũ khí cấp cao của Lầu Năm Góc từng khẳng định trước Quốc hội Mỹ rằng vũ khí siêu thanh "sẽ giúp chúng ta đạt được vô số lợi thế tại những môi trường tranh chấp". Raytheon gọi vũ khí siêu thanh là "kẻ tiên phong mới nổi trên thị trường tên lửa". Dự thảo đang chờ Quốc hội thông qua thì kêu gọi Lầu Năm Góc đẩy mạnh phát triển và tìm kiếm phương pháp mới để chống lại các loại tên lửa siêu thanh.

Theo Politico, khả năng xuyên thủng những hệ thống phòng thủ hiện đại nhất là điểm làm nên sự hấp dẫn của vũ khí siêu thanh. Các chỉ huy quân sự Mỹ vẫn luôn quan ngại trước kịch bản máy bay và chiến hạm Washington có thể bị giữ bên ngoài những khu vực tranh chấp nếu đối phương sở hữu khả năng triển khai tấn công từ khoảng cách xa hàng nghìn km chỉ trong vài phút.

"Chúng thực sự là vũ khí của tương lai", Steven Walker, phó giám đốc Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng Hiện đại (DARPA), hồi đầu năm phát biểu trước Ủy ban Phân bổ Thượng viện Mỹ.

Nguy cơ bất ổn

Một số nhà phê bình, cả trong và ngoài giới quân sự, lo ngại tên lửa siêu thanh sẽ gây nên tình trạng bất ổn.

"Chúng ta làm điều đó dường như chỉ bởi chúng ta có khả năng và các nước khác cũng vậy. Họ đang tự huyễn hoặc rằng những vũ khí này đại diện cho một bước tiến quan trọng mà ta có thể khai thác để đối phó với những mối đe dọa từ phía Nga hay Trung Quốc", nhà vật lý Mark Gubrud, giáo sư tại Đại học Bắc Carolina, nhận xét. "Nhưng xét cho cùng thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu chúng ta dùng vị thế của một nước dẫn đầu để thuyết phục các quốc gia khác không sử dụng chúng".

Với những người phản đối, khả năng kết hợp của vũ khí siêu thanh với các loại vũ khí hạt nhân là một mối nguy hiểm khôn lường.

Mỹ mới chỉ tìm cách chế tạo vũ khí siêu thanh thông thường. Nhưng theoPolitico, Trung Quốc và Nga dường như còn đang phát triển cả vũ khí siêu thanh có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D, có khả năng đạt tốc độ Mach 10, tương đương 12.250 km/h, và tầm bắn lên tới 3.000 km đang được thử nghiệm của Bắc Kinh là một trường hợp điển hình khiến Washington phải đề cao cảnh giác. Nếu thành công, đây sẽ là tên lửa ASBM đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng trên mặt đất.

Các chuyên gia còn lo ngại việc sử dụng vũ khí siêu thanh trong chiến tranh sẽ chỉ khiến xung đột trở nên nghiêm trọng hơn và đẩy căng thẳng gia tăng nhanh chóng.

Vũ khí siêu thanh sẽ khiến rủi ro leo thang ở một mức độ mà chúng ta không thể tưởng tượng ra được, ông James Acton, đồng chủ nhiệm Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Quỹ Carnegie, trụ sở ở Washington, bình luận.

"Ngay lúc này ta cần suy xét kỹ lưỡng mọi hành động của mình", ông Acton nói. "Mỹ nên cân nhắc giữa lợi thế chiến lược dài hạn của loại vũ khí này với những rủi ro mà nó gây ra, thậm chí là có thể phá hủy thế cân bằng toàn cầu. Chúng ta đang nắm trong tay cơ hội để dẫn dắt thế giới thoát khỏi một cuộc chạy đua vũ trang chứ không phải dấn thân vào đó".

Xem thêm:

- Trung Quốc gia nhập cuộc đua phát triển vũ khí laser

- Vũ khí Nga-Mỹ: Cuộc đua 'kẻ tám lạng, người nửa cân'

- Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc: Mối lo 'đứng ngồi không yên' của Mỹ

- Biển Đông hôm nay 17/8: Lập “hạm đội đánh cá” lớn nhất thế giới, Trung Quốc 'trêu ngươi' luật quốc tế

Nguồn VnExpress

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.