Tháng 7/2016, Mặt trận Al-Nusra chính thức cắt đứt quan hệ với tổ chức Jabhat Fateh al-Sham – JFS (tên gọi sau khi đặt lại của al-Qaeda). JFS sau này đã hợp nhất với 4 nhóm nhỏ khác hình thành lên Heyat Tahrir Al-Sham (HTS).
Tay thủ lĩnh chóp bu của HTS hiện giờ là Hashim al-Sheikh – còn được biết đến với cái tên Abu Jaber. “Viên kỹ sư” này sinh năm 1968 tại một khu vực ngoại ô Aleppo. Hắn theo học cử nhân khoa kỹ sư máy trường Đại học Aleppo và làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Sau đó al-Sheikh thường xuyên bị bắt giữ vì thể hiện tư tưởng đi theo chủ nghĩa thánh chiến Salafi. Hắn bị giam giữ trong nhà tù quân sự khét tiếng Sednaya từ năm 2005 đến 2011.
Sau cuộc nổi dậy Mùa xuân Ảrập, Hashim al Sheikh gia nhập và trở thành thủ lĩnh cấp cao của Phong trào Hồi giáo Al Fajr thuộc tổ chức Quân đội Syria Tự do. Đội quân của hắn ta đã chiến đấu sát cánh với Mặt trận Nusra, trước khi hợp nhất thành Ahrar al Sham.
Ít nhất 3.000 tay súng HTS là các đối tượng rời bỏ tổ chức phiến quân Ahrar al Sham. Chúng bao gồm các quan chức quân đội cấp cao, một phát ngôn viên quân sự và một thẩm phán.
Hashim al Sheikh – kẻ đứng đầu những thành phần tạo phản – tuyên bố việc hợp nhất thành HTS là một bước đi cần thiết để thống nhất “các mảnh rời rạc Syria chịu dưới lệnh chỉ huy chung đơn nhất”.
Sự phân cực trong Hồi giáo
Việc hình thành HTS phản ánh được sự chia rẽ chiến thuật và hệ tư tưởng đang diễn ra ngày một sâu sắc giữa các phong trào Hồi giáo trong phe nổi dậy Syria. Một bên là hệ tư tưởng phổ biến Ahrar al Sham và Anh em Hồi giáo. Còn một bên là HTS và al-Qaeda – những người theo chủ nghĩa thánh chiến Salafi.
Cả hai bên đều lấy luật Sharia làm gốc hình thành luật lệ riêng. Tuy nhiên với những đối tượng theo hệ tư tưởng phổ biến Anh em Hồi giáo, chúng thích lối tiếp cận phát triển từ từ và không ủng hộ luật chính trị thần quyền.
Trong khi đó, thành phần thánh chiến, như al-Qaeda, lại muốn tạo dựng một Vương quốc, chúng tin cách duy nhất để làm được điều đó là tiến hành các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào kẻ thù của đạo Hồi.
Theo Abdullah Suleiman Ali – một chuyên gia người Syria chuyên về các phong trào thành chiến, việc hình thành HTS đã gây ra tình trạng phân cực rõ rệt giữa các nhánh tổ chức có vũ trang ở phía Bắc Syria.
Mâu thuẫn mới giữa hai nhóm thánh chiến chỉ rõ khoảng cách chính trị và hệ tư tưởng giữa JFS và Ahrar al Sham sau nhiều nỗ lực hợp nhất thất bại.
HTS trong tương lai
Thủ lĩnh HTS al Sheikh đã nhiều lần bác bỏ đề xuất một thỏa thuận hòa bình cho phép Tổng thống Syria al-Assad duy trì quyền lực sức mạnh.
Tổ chức này cũng từ chối có đại diện trong Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) - đại diện cho phe đối lập chính ở Syria.
Tổ chức này cũng chưa bao giờ tham dự bất kỳ một cuộc đối thoại hòa bình nào. Thậm chí, tháng 1/2017, tổ chức này còn tấn công địa điểm của các nhóm đối lập tham dự buổi đàm phán hòa bình Astana.
Theo Daveed Gartenstein-Ross – tư vấn viên chống chủ nghĩa khủng bố người Mỹ, sự hình thành HTS đã chứng minh được năng lực chiến thuật và khả năng phục hồi cơ chế chính trị của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Al-Qaeda giờ đã trở thành một liên quân lớn mạnh hơn, với hàng chục ngàn tay súng thấn nhuần tư tưởng và quan điểm cực đoan.
Tuy nhiên, HTS vẫn còn đang rất mới mẻ và dễ bị tổn thương, cả về mặt chính trị và quân sự, với tương lai chưa rõ ràng. Có thể tổ chức này tồn tại trong thời gian ngắn và đội quân phân rã lại quay trở lại các nhóm trước đó. Mặc dù HTS có mở rộng quy mô, nhưng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là một lực lượng lớn hơn.
Nhánh nhỏ này của al-Qaeda cũng không có sức mạnh hàng không để đối phó với máy bay chiến đấu Mỹ cũng như quân đội Syria với sự hậu thuẫn của Nga. Không chỉ có vậy nhóm này còn đối mặt với nhiều thách thức, sự chống đối ngay cả trong những khu vực mà nó mạnh nhất.
Theo Baotintuc