Tại sao lời cam kết của Mỹ và Pháp tại Syria sẽ khó thành hiện thực

(Ngày Nay) - Washington và Paris dường như đang tìm cách để sửa chữa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ sau một loạt biến động tại Syria, cả hai "ông lớn" đều muốn thúc đẩy vị thế của mình tại quốc gia Trung Đông, tuy nhiên điều này sẽ khó xảy ra trong tương lai gần.
Tại sao lời cam kết của Mỹ và Pháp tại Syria sẽ khó thành hiện thực

Rất có khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ rút quân khỏi Syria bất cứ lúc nào, trong khi đó người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron lại cam kết đứng ra làm bên trung gian hòa giải giữa Ankara và lực lượng dân quân Kurd trên mặt đất, tuy nhiên đây đều chỉ là những mong muốn.

"Chỉ 15 ngày trước, ông Trump nói rằng việc Obama rút quân khỏi Iraq là một sai lầm và ông sẽ không mắc sai lầm tương tự tại Syria", ông Baris Doster, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

"Hơn nữa, hiện Mỹ đã đầu tư rất nhiều vào các đơn vị dân quân người Kurd và đảng Liên minh Dân chủ (PYD). Đến nay, Mỹ đã cung cấp cho người Kurd 5.000 xe tải vận chuyển vũ khí, trong khi lập kế hoạch tạo ra một đội quân 50.000 tay súng trong số các lực lượng dân quân".

Theo ông Doster, có ít nhất 20 căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Syria và với những khoản đầu tư khổng lồ như vậy, người Mỹ dường như sẽ không dễ dàng rời khỏi đất nước này.

Vào ngày 29/3, Tổng thống Trump đã nhận xét rằng Mỹ có thể "sớm" rút khỏi Syria: "Chúng tôi đang đánh bại IS. Chúng tôi sẽ rút quân khỏi Syria rất sớm thôi. Hãy để những người khác chăm sóc Syria từ bây giờ".

Thông báo đột ngột của ông Trump xuất hiện sau lời tuyên bố của ông Emmanuel Macron sẽ hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và dự định gửi thêm quân tới khu vực Trung Đông, tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa Ankara và người Kurd.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chỉ trích quyết định của ông Macron, nhấn mạnh rằng Ankara sẽ không ngồi tại bàn đàm phán với lực lượng người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là có liên hệ với tổ chức khủng bố đảng Lao động người Kurd.

"Tổ chức gặp mặt các lực lượng khủng bố ở cấp cao nhất là hành động thù địch nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan ám chỉ việc Tổng thống Pháp Macron tiến hành cuộc họp cấp cao với phái đoàn của nhóm phiến quân SDF.

Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Pháp, ông Doster đã đề cập tới những lợi ích lâu dài của Pháp ở Trung Đông.

"Nếu xem xét vị trí và ảnh hưởng của Pháp, cũng như mối quan hệ của nước này với khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt với Syria, người ta có thể nói rằng Paris đang cố gắng đóng một vai trò ở Syria, lợi dụng tuyên bố của Trump về việc quân đội Mỹ sẽ rút quân, phản ánh mâu thuẫn giữa các trung tâm đế quốc và sự hợp tác của họ ", ông Doster cho biết thêm nước Pháp từ lâu đã tìm cách gây ảnh hưởng đến vấn đề Syria.

Theo Sputnik

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.