8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử

Đây là những vụ vượt ngục bằng trực thăng táo tợn từng làm rúng động dư luận thế giới.
8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử

1. Nhà tù Santa Martha Acatitla, Mexico (1971)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 1

Chiếc máy bay trực thăng được sơn giống màu trực thăng của Tổng chưởng lý Mexico, đã hạ cánh xuống sân nhà tù Santa Martha Acatitla.

Ngay lập tức, doanh nhân người Mỹ Joel David Kaplan lên máy bay và trốn thoát về Mỹ. Kaplan phải ngồi tù vì giết trợ lý của mình tại thành phố Mexico City vào năm 1962.

2. Nhà tù Mountjoy, Ireland (1973)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 2

Các thành viên của quân đội Bắc Ireland đã trốn thoát thành công khỏi nhà tù Mountjoy ở Ireland với sự trợ giúp của trực thăng. Các tù binh này đã được chào đón như những người hùng sau khi chở về thành phố Belfast.

3. Nhà tù Perry Correctional, bang South Carolina, Mỹ (1985)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 3

Một phụ nữ mang theo súng ngắn để khống chế một chiếc trực thăng và ép phi công hạ cánh xuống sân nhà tù Perry Correctional.

Sau khi đón 3 phạm nhân bị tù chung thân, chiếc thăng đã cất cánh thành công giữa mưa đạn từ cảnh sát nhà tù. Tuy nhiên, bọn chúng đã bị bắt lại 5 ngày sau đó khi đang ngủ trong một chiếc ô tô đánh cắp.

4. Nhà tù Prison de la Sante, Pháp (1986)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 4

Tên cướp ngân hàng Michel Vaujour đã thực hiện cuộc vượt ngục bằng trực thăng nổi tiếng nhất trong lịch nước Pháp. Vợ của Vaujour đã thuê một chiếc trực thăng bay trên nhà tù Prison de la Sante và thả dây xuống để tên này trèo lên máy bay.

Cặp đôi sau đó đã bay tới một sân bóng đá gần nhà tù và tiếp tục chạy trốn bằng xe hơi. Tuy nhiên, Vaujour và vợ bị bắt vài tháng sau đó.

5. Nhà tù Rebibbia, Italia (1986)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 5

Hai tay súng đã không chế một chiếc máy bay của Tổ chức chữ thập đỏ và buộc phi công bay tới nhà tù Rebibbia. Chiếc trực thăng bay trên sân của nhà tù trong khi hai kẻ bắt cóc xả súng máy yểm trợ cho hai phạm nhân lên máy bay.

Sau đó, máy bay hạ cánh xuống một sân bóng đá ở thủ đô Rome (Ý). Hai kẻ vượt ngục và đồng phạm đã lấy cắp 2 chiếc ô tô để tiếp tục chạy trốn. Hai phạm nhân đã bị bắt lại 1 tháng sau đó tại Pháp.

6. Nhà tù Las Cucharas, Puerto Rico (2002)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 6

Hai tên tội phạm đã bắt cóc máy bay trực thăng gần nhà tù Las Cucharas và ép phi công hạ cánh xuống nóc một tòa nhà trong nhà tù này.

Bọn chúng đã đón 5 kẻ bị kết án tử hình vì giết người trước khi bay tới một vùng núi hẻo lánh ở miền trung Puerto Rico. Tại đây, bọn chúng xuống máy bay và tiếp tục chạy trốn.

7. Nhà tù Grasse, Pháp (2007)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 7

Pascal Payet, phạm tôi giết người, đã thoát khỏi nhà tù Grasse nhờ sự trợ giúp của một chiếc trực thăng và 4 đồng phạm có vũ trang. Payet và đồng bọn đã bay tới thành phố Brignoles cách nhà tù khoảng 38 km.

Tuy nhiên, tên này đã bị bắt lại tại Tây Ban Nha 3 tháng sau đó. Năm 2003, Payet cũng vượt cùng thành công bằng trực thăng cùng với 3 phạm nhân khác.

8. Nhà tù Korydallos, Hi Lạp (2009)

8 cuộc vượt ngục bằng trực thăng táo tợn nhất trong lịch sử - anh 8

Một tên cướp ngân hàng người Hi Lạp và một kẻ giết thuê người Albania đã tẩu thoát khỏi nhà tù nghiêm ngặt nhất ở thành phố Athens bằng máy bay trực thăng.

Đây là lần thứ hai chúng vượt ngục khỏi nhà tù này. Khi chiếc trực thăng đáp xuống mái nhà tù Korydallos vào ban đêm, hai tên tội phạm nhanh chóng lên máy bay và thoát tới một nghĩa địa gần đó. Sau khi máy bay hạ cánh, chúng tiếp tục chạy trốn bằng xe máy. Kẻ giết thuê sau đó đã bị bắt lại, như tên cướp ngân hàng vẫn đang chạy trốn.

Xem thêm:

- Những vụ trộm khét tiếng nhất trong lịch sử

- Chuyện đời của tên tù nhân khét tiếng và cô độc nhất nước Mỹ

- Bí mật Black Site - Hệ thống nhà tù ghê rợn nhất của Mỹ

- Những vụ vượt ngục ly kỳ nhất trong lịch sử hiện đại

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.