Bí mật 'căn phòng giải cứu thế giới' ở Nhà Trắng

Phòng Tình huống ở Nhà Trắng là nơi Tổng thống Mỹ và các cố vấn cao cấp thảo luận những vấn đề gai góc nhất liên quan đến chiến tranh và hòa bình toàn cầu.
Bí mật 'căn phòng giải cứu thế giới' ở Nhà Trắng
Bí mật 'căn phòng giải cứu thế giới' ở Nhà Trắng - anh 1

Tổng thống Obama và các quan chức Mỹ theo dõi chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trong Phòng Tình huống năm 2011. Ảnh: Whitehouse

"Nơi này giống như một trung tâm tình báo của tổng thống và có cả phòng họp bên trong", ông Michael Bohn, giám đốc điều hành Phòng Tình huống vào nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Ronald Reagan, kể với ABC News.

"Nếu tổng thống triệu tập cuộc họp trong phòng Tình huống, đó chắc chắn là buổi tranh luận căng thẳng về những quyết định quan trọng nhất của chính phủ".

Bí mật 'căn phòng giải cứu thế giới' ở Nhà Trắng - anh 2
Phòng Tình huống

Theo ông Bohn, phòng Tình huống trên thực tế là một tổ hợp, kết hợp các chức năng cảnh báo và tình báo để cung cấp thông tin cho tổng thống. Hiện tại, Nhà Trắng đã cho xây thêm 2 phòng họp mới để bổ sung cho một phòng từ trước.

"Bức ảnh Tổng thống Obama và các quan chức theo dõi chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011 được chụp ở một phòng họp nhỏ", ông Bohn cho biết.

Căn phòng đầu não của Nhà Trắng nằm ở tầng bên dưới Phòng Bầu dục, nơi Tổng thống Mỹ thường tiếp đón các nguyên thủ quốc gia.

Bí mật 'căn phòng giải cứu thế giới' ở Nhà Trắng - anh 3

Phòng Bầu dục

Nơi đây luôn nhộn nhịp người ra vào suốt 24 giờ tất cả các ngày trong tuần. Họ là các quan chức từ Bộ Quốc phòng, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan, với nhiệm vụ cập nhật tin tình báo theo từng phút cho các bộ phận trong Nhà Trắng. Do mật độ thông tin nhạy cảm dày đặc, những người ra vào Phòng Tình huống phải tuân thủ hàng loạt quy tắc bảo mật nghiêm ngặt.

"Khi bạn bước vào đây, bạn phải để điện thoại di động ở quầy bảo vệ. Nếu bạn cần trao đổi điện thoại, bạn chỉ có thể sử dụng những kiểu điện thoại đời cũ", ông Bohn nêu ví dụ.

Dù Phòng Tình huống là "căn cứ" quan trọng đối với các tổng thống Mỹ, nó chỉ tồn tại sau năm 1961. Khi đó, Tổng thống John F. Kennedy quyết định thành lập một trung tâm tác chiến khẩn cấp sau cuộc khủng hoảng ở Vịnh Con Lợn. "Ông ấy rất tức giận vì việc cung cấp thông tin tình báo chậm trễ. Việc xây dựng nơi này nhằm bảo đảm tổng thống sẽ nhận được báo cáo cùng thời điểm với Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc", ông Bohn cho biết.

Đến năm 1962, trước khi khủng hoảng tên lửa với Cuba xảy ra, Phòng Tình huống đã đi vào hoạt động đầy đủ chức năng. "CIA cử nhân viên làm việc liên tục 24 giờ tại đây. Nhiệm vụ của họ là văn bản hóa các thông tin từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và CIA chuyển về", ông Bohn cho biết.

Nhờ sự hoạt động hiệu quả ở Phòng Tình huống, Tổng thống Kennedy đã có giải pháp xử lý Khủng hoảng Tên lửa Cuba khéo léo "dựa trên phương pháp tiếp cận thận trọng".

Tổng thống Mỹ giải quyết khủng hoảng như thế nào?

Là người quan sát các cách thức giải quyết khủng hoảng của tổng thống lâu năm, ông Bohn cho rằng sự thận trọng tháo gỡ vấn đề luôn hiệu quả hơn những hành động cứng rắn. "8 tổng thống thận trọng đều thành công, 2 người mạnh mẽ đã thất bại".

Bí mật 'căn phòng giải cứu thế giới' ở Nhà Trắng - anh 4

Tổng thống Obama thảo luận về tình hình Syria trong Phòng Tình huống ngày 30/8/2013. Ảnh: Whitehouse

Ông Bohn cho rằng, Tổng thống Bill Clinton đã có giai đoạn ra quyết định vội vàng. Đó là khi phiến quân Hồi giáo al-Qaeda đánh bom hai đại sứ quán Mỹ ở Đông Phi năm 1998. Ông Clinton đáp trả bằng yêu cầu dội bom các căn cứ mạng lưới khủng bố này ở Sudan và Afghanistan. "Tuy nhiên, đó là thời điểm ông Clinton đang chìm sâu trong bê bối với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky. Có thể sự việc này đã ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của tổng thống.

"Những căn cứ ở Afghanistan chỉ là các trại huấn luyện. Còn các cơ sở được cho là nơi chế tạo vũ khí hóa học hoặc chất độc thần kinh ở Sudan thực chất chỉ là nhà máy bào sản xuất thuốc aspirin. Trong khi đó, khủng bố nhanh chóng nối lại hoạt động chỉ sau hai tuần.", ông Bohn nhận định. Cựu giám đốc Phòng Tình huống ca ngợi cách Tổng thống Barack Obama tiếp cận thận trọng trong vấn đề khủng hoảng ở Trung Đông giai đoạn Mùa xuân Arab.

Cách đây 4 năm, Tổng thống Obama thể hiện sự cứng rắn đầu tiên khi quyết định can thiệp nhân đạo vào tình hình Libya. "Chiến thuật này thành công về ngắn hạn. Tuy nhiên, tổng thống không lường trước những tình huống hỗn loạn xảy ra sau này, khi mà chính quyền chuyên chế độc tài ở Libya đã bị lật đổ", ông Bohn cho biết.

Do vậy, ông Obama trở nên thận trọng hơn trong cuộc khủng hoảng ở Syria. Trong một phần trao đổi với báo chí, mỗi lần nghĩ về một đợt can thiệp quân sự, tổng thống Mỹ ngay lập tức đặt ra câu hỏi khác: "Điều gì sẽ xảy ra vào ngày hôm sau"? Sự tính toán thận trọng của ông Obama thể hiện sau khi chính phủ Syria vượt qua "giới hạn đỏ" vào ngày 21/8/2013, tàn sát 1.400 người bằng vũ khí hóa học.

"Tổng thống Obama muốn không kích Syria. Tuy nhiên, phần lớn nghị sĩ phản đối một hành động quân sự. Đa số người dân cũng không đồng tình. Nếu một quyết định ảnh hưởng đến uy tín và sự ủng hộ, bạn cần phải suy nghĩ rất thấu đáo", ông Bohn nói.

Xem thêm:

- Bí mật ngôn ngữ cơ thể tạo thành công của Tổng thống Obama

- Những “bóng ma” ám ảnh Nhà Trắng hàng thế kỷ

- Khám phá chiếc xe “Quái vật” của Tổng thống Obama

- Tổng thống Obama và tuổi thơ 'dữ dội' ít ai biết

Nguồn Zing News
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?