Điều này được thể hiện rất rõ trong Luật An ninh Quốc gia mới vừa được Bắc Kinh thông qua và điểm quan trọng nhất là việc thay đổi cái gọi là "lợi ích cốt lõi".
Và cái gọi là "lợi ích cốt lõi" đã trở thành một khái niệm rộng lớn hơn rất nhiều, nó bao trùm cả Biển Đông và biển Hoa Đông.
Giới phân tích cho hay, mặc dù một mực từ chối tham gia vụ kiện của Philippines tại Tòa trọng tài của Liên Hợp Quốc tại La Haye (Hà Lan), Trung Quốc vẫn dõi theo mọi động tĩnh của vụ kiện. Giới học giả quốc tế nhận định, Trung Quốc đã và đang tìm đủ mọi cách để vận động chống lại một phán quyết bất lợi cho họ.
Ngày 8/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn kêu gọi người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan chung tay “bảo vệ” cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ quốc gia” của họ ở Biển Đông.
Tàu chiến của Mỹ tại Biển Đông. |
Tuy nhiên, riêng về vấn đề Biển Đông, nhiều nhà phân tích cho rằng, Đài Loan có xu hướng không đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Những việc làm này cho thấy, Bắc Kinh đang sốt sắng muốn thực hiện 'sự đã rồi' tại Biển Đông trong khi tìm sự ủng hộ của Đài Loan hòng chiếm Biển Đông nhanh nhất có thể. Thế nhưng, việc làm này của Trung Quốc chỉ khiến các nước có liên quan thêm bất bình, và cô lập nước này.
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất, Tại đây.
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 12/7: Động cơ nào khiến Trung Quốc 'sốt sắng' hoàn tất cải tạo đảo?
- Biển Đông hôm nay 11/7: Trung Quốc rơi vào thế cô lập vì quá tham lam tại Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 10/7: Luận điệu đanh thép của Philippines 'kể tội' Trung Quốc trước tòa
- Biển Đông hôm nay 9/7: Philippines chi 20 tỷ USD quốc phòng để 'dằn mặt' Trung Quốc
Trang Ly (T/h)