Biển Đông hôm nay 13/8: Âm mưu nào khiến Trung Quốc 'quân sự hóa' tại Biển Đông?

Nâng cao năng lực trinh sát trên biển, tạo tiền đề lập ADIZ, vô hiệu hóa quân đội Mỹ tại Biển Đông là ba nguyên nhân sâu xa của Trung Quốc trong chiêu bài 'quân sự hóa' vùng biển này.
Biển Đông hôm nay 13/8: Âm mưu nào khiến Trung Quốc 'quân sự hóa' tại Biển Đông?
Biển Đông hôm nay 13/8: Âm mưu nào khiến Trung Quốc 'quân sự hóa' tại Biển Đông? - anh 1

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Harry B. Harris

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết: "Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tham vọng dùng các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông để phục vụ cho mục đích quân sự", Lowy Interpreter đưa tin.

Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương gọi các đảo nhân tạo này là "những tiền đồn tiềm năng" của quân đội Trung Quốc.

Vậy, âm mưu thực sự của việc 'quân sự hóa' Biển Đông của Trung Quốc hòng độc chiếm vùng biển chiến lược này là gì?

Biển Đông hôm nay 13/8: Âm mưu nào khiến Trung Quốc 'quân sự hóa' tại Biển Đông? - anh 2
Hình ảnh đường băng trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Digital Globe công bố hôm 13/7. Ảnh: Medium

Nâng cao năng lực trinh sát trên biển

Với đường băng dài hơn 3.000 m mà nước này xây trên đá Chữ Thập, cho phép hầu như tất cả các loại chiến đấu cơ cất và hạ cánh, Trung Quốc chắc chắn sẽ được lắp đặt hệ thống radar và thiết bị do thám điện tử nhằm mục đích tăng cường năng lực tình báo cũng như khả năng theo dõi, trinh sát trên biển.

Chưa dừng ở đó, Trung Quốc cũng có thể điều động tới đây các loại phi cơ trinh sát, cảnh báo sớm, máy bay vận tải, máy bay tiếp liệu hay thậm chí cả chiến đấu cơ nhằm củng cố việc trinh sát của mình.

Tạo tiền đề lập ADIZ

Trung Quốc có thể tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên một phần hoặc toàn bộ khu vực nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mà nước này tự đưa ra, chiếm 90% diện tích Biển Đông. Để hiện thực hóa ý định trên, Bắc Kinh chắc chắn sẽ duy trì đường băng tại một số địa điểm nhất định, bà Glaser, thuộc Viện chính sách Lowy, đánh giá.

ADIZ là vùng trời trên biển hoặc đất liền mà quốc gia thiết lập, vượt ra ngoài không phận của một nước, đòi hỏi phi cơ tiến vào phải khai báo, đồng thời có quyền kiểm soát đường bay của phi cơ đó vì lợi ích an ninh quốc gia.

Vô hiệu hóa quân đội Mỹ tại Biển Đông

Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra khó chịu với sự có mặt thường xuyên của Mỹ tại Biển Đông.

Với việc xây dựng đường băng trên tiền đồn ở Biển Đông sẽ cho phép các đơn vị quân đội Trung Quốc tăng cường phạm vi hoạt động của những chiến đấu cơ đóng trên đất liền hay ở đảo Hải Nam, từ đó bao quát toàn bộ Biển Đông và xa hơn nữa.

Trung Quốc cũng nhờ vậy mà gia tăng đáng kể khả năng phản ứng trước những động thái quân sự của Mỹ trong khu vực. Chiến đấu cơ Bắc Kinh sẽ thuận lợi hơn khi muốn ngăn chặn máy bay Washington ngay cả khi chúng ở cách xa bờ biển Trung Quốc, các chuyên gia đánh giá.

PopularScience cho biết, rất có thể Trung Quốc đã xây các 'đảo nổi' nặng khoảng 1 triệu tấn nhằm thiết lập căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Quốc tế cảnh báo với các "đảo nổi" giống như những trạm chiến đấu di động trên biển này, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng triển khai máy bay quân sự trên Biển Đông hơn.

Trang Ly (T/h)

Cập nhật Tình hình Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây

Xem thêm:

- Biển Đông hôm nay 12/8: Trung Quốc xây 'đảo nổi' nặng triệu tấn làm căn cứ quân sự trên Biển Đông?

- Biển Đông hôm nay 11/8: Trung Quốc ngày càng 'cô độc' vì ngang ngược tại Biển Đông

- Biển Đông hôm nay 10/8: Trung Quốc dừng cải tạo đảo, lại chiêu trò mới?

- Biển Đông hôm nay 9/8: Lật tẩy chiêu trò Trung Quốc lấy kinh tế làm “mồi nhử” chia rẽ ASEAN

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.