Gần đây, tình hình Biển Đông diễn biến khá phức tạp, khó lường nên đã thúc đẩy nhiều nước, nhiều tổ chức nghiên cứu quốc tế, nhiều chính khách, nhân vật nổi tiếng, nhà phân tích... tổ chức nhiều cuộc hội thảo hoặc lên tiếng về tình hình ở vùng biển quan trọng này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế...
Dựa vào sự “trỗi dậy” của mình cả về kinh tế, quân sự, tài chính, thương mại... trong mấy chục năm qua, Trung Quốc đang kết hợp cả sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, tiền bạc để lấn át các nước láng giềng nhỏ yếu hơn ở khu vực để thực hiện ý đồ bành trướng nhằm đặt khu vực này dưới ảnh hưởng của mình.
Trung Quốc đang coi thường các luật pháp và công ước quốc tế về hàng hải, kể cả Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) để tự ý tổ chức lực lượng múc cát, be bờ, bồi đắp các bãi đá ngầm, các đảo san hô nằm rải rác tại Biển Đông để biến những nơi đó thành các cứ điểm, các nơi neo đậu tàu thuyền, thậm chí cả các sân bay dã chiến, các nơi tiếp dầu để ngăn chặn rồi tiến tới khống chế các tuyến đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu và ngược lại.
Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông bị quốc tế chỉ trích gay gắt. |
Ngoài ra, nước này còn vi phạm các quy ước quốc tế về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái ở Biển Đông như việc tự xây cất và lấn chiếm các bãi đá ngầm hoặc đảo san hô như đã nói ở trên theo chương trình xây dựng “Trường Thành trên Biển Đông” của họ hay tự đặt ra các lệnh cấm ngư dân các nước Đông Nam Á được làm ăn sinh sống trong vùng biển này trong những thời gian nhất định.
... Liên tục 'làm càn' tại Biển Đông
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, cho rằng đã có một loạt các yếu tố khiến cho những hoạt động của Trung Quốc trong vòng 14 tháng qua trở nên rất khác biệt: Thứ nhất là quy mô cải tạo quá lớn với hơn 2000 mẫu Anh đất được bồi đắp ở Trường Sa. Thứ hai là tốc độ vì chỉ hơn một năm Trung Quốc đã cải tạo một diện tích gấp 20 - 30 lần. Thứ ba là vấn đề nâng cao năng lực quân sự. Thứ tư là rất nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại về ý định của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, ẩn dưới giọng điệu xây dựng cảo tạo đảo tại Biển Đông vì mục đích dân sự là hàng loạt các công trình quân sự khổng lồ.
Các công trình đó bao gồm các cảng, một đường bay dài 3.000 m trên đá Chữ Thập, các radar và các cơ sở khác, nói chung là để giúp Trung Quốc mở rộng sự hiện diện trên biển ở khu vực này.
Các đường băng trên các đảo nhân tạo có thể sử dụng cho việc tiếp nhiên liệu và như vậy có thể mở rộng đáng kể tầm hoạt động của các máy bay Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng có thể thiết lập ở Biển Đông một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), tương tự như vùng đã được thiết lập ở biển Hoa Đông năm 2013.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 4/8: Trung Quốc lên kế hoạch đưa vũ khí hạng nặng đến Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 3/8: Lật tẩy kế hoạch xâm chiếm Biển Đông tinh vi của Trung Quốc
- Biển Đông hôm nay 2/8: 9.000 tàu cá của Trung Quốc ào ạt xuống Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 1/8: Trung Quốc tố Mỹ chia rẽ Bắc Kinh với các nước láng giềng