Ông Trump lần đầu nói về Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

(Ngày Nay) - Không nhận xét về cách lãnh đạo Triều Tiên của Chủ tịch Kim Jong-un có hợp lý hay không, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự thông cảm đối với ông Kim khi phải gánh vác trọng trách ở độ tuổi quá trẻ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi phỏng vấn với phóng viên Reuters tại Phòng Bầu Dục. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi phỏng vấn với phóng viên Reuters tại Phòng Bầu Dục. Ảnh: Reuters

"Năm 27 tuổi, cha ông ấy qua đời và phải đảm nhận cả một nhà nước. Lãnh đạo một chế độ là điều không dễ dàng, đặc biệt ở độ tuổi đó.

Tôi không bàn đến việc cách làm của ông ấy đúng hay không, tôi chỉ muốn nói rằng, đó là một điều rất khó thực hiện. Tôi nghĩ ông ấy có suy nghĩ riêng", ông Trump trả lời Reuters trong một cuộc phỏng vấn độc quyền tại Phòng Bầu Dục trước mốc 100 ngày cầm quyền của tân Tổng thống Mỹ vào thứ Bảy (29/4) tới.

Đề cập đến mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Triều Tiên, ông Trump cho biết: “Có khả năng chúng tôi sẽ xảy ra xung đột lớn với Triều Tiên”.

Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh, chính quyền của ông muốn giải quyết một cách hòa bình cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều vị Tổng thống Mỹ ám ảnh.

Theo đó, lãnh đạo Nhà Trắng và chính quyền của ông hướng đến một loạt các biện pháp trừng phạt bằng kinh tế mới, thay vì các lựa chọn quân sự.

“Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề bằng ngoại giao nhưng rất khó khăn”, ông Trump nói.

Đặc biệt, khi phóng viên đặt câu hỏi về Kim Jong-un, ông Trump bình luận: “”.

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Trump đưa ra những nhận xét có cánh về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc cố gắng kiềm chế Bình Nhưỡng. Hai vị lãnh đạo quốc gia đã gặp gỡ ở Florida hồi đầu tháng 4.

Theo Reuters, Trump đã có buổi thảo luận với các nhà lập pháp Mỹ về mối đe dọa từ Triều Tiên. Sự kiện này diễn ra một ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson báo cáo lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc các đề xuất biện pháp trừng phạt để cô lập Bình Nhưỡng với chương trình thử nghiệm hạt nhân và tên lửa vào hôm nay (28/4).

Ngày 26/4, chính quyền Trump tuyên bố, Triều Tiên là “mối đe dọa an ninh quốc gia cấp bách và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại”.

Trong tuyên bố, Nhà Trắng khẳng định, đang tập trung vào áp lực về kinh tế và ngoại giao, bao gồm hợp tác với Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên, và mở các cuộc đàm phán.

Theo quan chức Mỹ, tấn công quân sự là một lựa chọn, nhưng không mấy triển vọng, dù hiện tại Mỹ đã gửi hạm đội tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân đến Bán đảo Triều Tiên.

Bất kỳ hành động quân sự trực tiếp nào từ Mỹ sẽ chỉ làm tăng nguy cơ trả đũa của Triều Tiên. Khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng lực lượng Mỹ tại hai quốc gia này, sẽ tổn thất nặng nề.

Theo Tiền Phong
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.