Mỹ vất vả đối phó với nạn cướp biển trỗi dậy ở Somalia

(Ngày Nay) - Sau khoảng thời gian dài vắng bóng, thời gian gần đây cướp biển ở khu vực Somalia đã trỗi dậy mạnh mẽ một lần nữa khiến Mỹ cùng nhiều quốc gia khác đưa ra cảnh báo đối với những con tàu thương mại đi qua vùng biển này.
Vùng bờ biển Eyl, Puntland, một trong những nơi khởi nguồn của cướp biển vùng Somalia. (Nguồn: AP)
Vùng bờ biển Eyl, Puntland, một trong những nơi khởi nguồn của cướp biển vùng Somalia. (Nguồn: AP)

Kể từ đầu năm nay, các chuyến tàu thương mại lại rục rịch tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ của mình để đối phó với nguy cơ chạm trán cướp biển. Hoạt động này diễn ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra lời cảnh báo rằng những băng đảng cướp biển Somalia đang dần trở lại các vùng biển ngoài khơi khu vực Đông Phi sau 5 năm vắng bóng.

Mỹ vất vả đối phó với nạn cướp biển trỗi dậy ở Somalia ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã đưa ra cảnh báo trên, tuy nhiên không đưa ra lời kêu gọi phản ứng đối với khoảng 6 vụ tấn công mà cướp biển thực hiện nhằm vào các con tàu thương mại ngoài khơi Somalia trong 8 tuần vừa qua. Bởi vậy, các con tàu dân sự và tàu của các công ty vận tải biển buộc phải tự tìm ra giải pháp đối phó với hiểm họa trên biển.

Các tướng lĩnh quân đội Mỹ ở Lầu Năm Góc đang đồn trú ở châu Phi, và một trại lính Mỹ ở Djibouti, trong thời gian vừa qua đã theo dõi và cập nhật thông tin về các vụ tấn công của cướp biển Somalia.

Mỹ vất vả đối phó với nạn cướp biển trỗi dậy ở Somalia ảnh 2

Tướng Thomas D. Waldhauser, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Phi, nói rằng chính nạn đói và hạn hán đang hoành hành ở Somalia là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ các vụ tấn công gia tăng đột biến từ đầu năm đến nay, trong đó các tay cướp biển tràn lên các chuyến tàu thương mại để cướp thực phẩm và dầu.

Phần lớn trong số các vụ tấn công nói trên, trong đó gồm một vụ cướp tàu chở dầu xảy ra hồi tháng trước, được tin là do những tay cướp biển đến từ khu vực miền Trung Somalia hoặc từ Puntland, một khu bán tự trị nằm ở phía Đông Bắc nước này thực hiện.

Tướng Waldhauser còn cho hay, quân đội Mỹ đang thúc giục các công ty hàng hải dân sự tăng cường an ninh các chuyến hàng của họ. Giới chức quân sự cho rằng, một số công ty vận tải tàu biển trước đó đã giảm việc thuê nhân sự an ninh bảo vệ tàu sau khi nhận thấy các vụ tấn công đã giảm mạnh trong 5 năm trở lại đây.

Được biết, có khoảng 1/3 các con tàu thương mại trên toàn thế giới phải di chuyển gần Djibouti, băng qua Vịnh Aden và hướng tới Địa Trung Hải, và sự trở lại của các băng nhóm cướp biển đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế một lần nữa cần phải chung tay ứng phó.

Trong khoảng thời gian cao điểm xảy ra các vụ tấn công cách đây 5 năm, một liên minh hải quân quốc tế đã được thành lập nhằm tăng cường các đợt tuần tra dọc bờ biển của Somalia. “Chúng tôi không dám chắc nạn cướp biển ở thời điểm hiện tại sẽ trở thành một xu thế trong khu vực” - Tướng Waldhauser nói - “Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát”.

Bình luận của vị tướng lĩnh nói trên được đưa ra trong bối cảnh một cuộc họp báo được tổ chức tại Trại Lemonier (Djibouti) với sự góp mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis về nạn cướp biển. Đây là khu trại quân sự được thành lập sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001, khi quân đội Mỹ đang tìm cách theo dõi hoạt động của các chi nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda ở châu Phi và Trung Đông.

Djibouti, nằm trên khu vực Sừng châu Phi, trên Vịnh Aden, nên tiền trạm của Mỹ đặt tại đây được sử dụng như một cơ sở chiến dịch cho hàng loạt nhiệm vụ gồm thu thập thông tin tình báo về các tổ chức Hồi giáo cực đoan như Shabab ở Đông Phi và hỗ trợ liên minh mà Arab Saudi dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại phiến quân Houthi ở Yemen.

Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đề cập tới vấn nạn cướp biển trong chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới khu vực Trung Đông vừa qua. Tại Djibouti, ông đã gặp gỡ với Tổng thống nước này, Ismail Omar Guelleh, và Bộ trưởng Quốc phòng Ali Hassan Bahdon.

Sự trỗi dậy của các vụ tấn công mà cướp biển gây ra tại vùng biển ngoài khơi Somalia xuất hiện trong bối cảnh chính phủ non trẻ của nước này, được LHQ hỗ trợ, đang cố gắng chống lại phiến quân Shabab. Phần lớn các cuộc chiến chống lại nhóm cực đoan này được một lực lượng khu vực được Liên minh châu Phi (AU) hậu thuẫn thực hiện. Tuy nhiên, một số nước từng cắt cử binh sỹ tham gia cuộc chiến cho biết, họ đang chuẩn bị rút khỏi liên quân này bắt đầu từ năm 2018.

Điều này khiến cho quân đội Mỹ phải vất vả để chuẩn bị cho lực lượng vũ trang Somalia có đủ khả năng chống lại nạn cướp biển. Tuy nhiên, do lực lượng vũ trang nước này còn ít được huấn luyện và ít trang bị hiện đại, nên tiến trình này được dự kiến là sẽ còn mất rất nhiều thời gian.

Trong lúc Mỹ cần phải thiết lập một lực lượng tinh nhuệ gồm 22.000 binh sỹ để đối phó với nạn cướp biển trong khu vực, thì ở thời điểm hiện tại, lực lượng vũ trang Somalia chỉ có vỏn vẹn 12.000 chiến binh.

* Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), nạn cướp biển gây thiệt hại ước tính khoảng 18 tỷ USD đến nền kinh tế toàn cầu. 

* Theo các báo cáo thì trong giai đoạn 2005-2012 cướp biển Somali đã thực hiện đến hơn 1.000 vụ việc, hơn 85% các vụ này là đòi tiền chuộc và chúng đã thành công sau khi nhận về hàng trăm triệu USD. 

* Có một số yếu tố đã giúp cướp biển Somali chùn tay, kể từ khi cộng đồng quốc tế quyết định hành động vào năm 2008. Các cuộc tuần tra của hải quân quốc tế do NATO và Liên minh châu Âu lãnh đạo đã giúp tăng cường an ninh, với sự hiện diện thường trực của ít nhất 20 con tàu chiến trong khu vực.

Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.