Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc

(Ngày Nay) - "Gã khổng lồ công nghiệp" của thế giới đã tiếp tục cho ra lò các sản phẩm như thép và điện thoại di động. Nhưng tình trạng thất nghiệp và cắt giảm lương đã khiến người dân không còn dám móc hầu bao chi tiêu, vấn nạn này không chỉ là cơn đau đầu của riêng Trung Quốc mà sẽ là viễn cảnh không xa cho cả Mỹ và châu Âu.
Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc

Một sinh viên đại học thất nghiệp không dám thỏa mãn thú vui sưu tập giày thể thao. Một nhân viên cửa hàng quần áo cũng phải từ bỏ thói quen tập thể dục tại phòng gym. Một người làm nghề tổ chức sự kiện hiện đang là tài xế giao hàng bán thời gian và không kham nổi một bữa ăn ngoài.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, đang gặp vấn đề ở người tiêu dùng. Chỉ cho đến khi vấn nạn này được giải quyết, thì nền kinh tế Trung Quốc và cả thế giới mới có thể khởi sắc trở lại sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Khi dịch COVID-19 dần thuyên giảm tại Trung Quốc, chính phủ và các doanh nghiệp đã lập tức những bước tiến lớn trong việc khởi động lại nền kinh tế. Các nhà máy đã trở lại guồng quay sản xuất sau khi phải đóng cửa vào tháng 1, thậm chí tình trạng ô nhiễm không khí cũng bắt đầu tái diễn.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 1

Cải thiện thu nhập của người tiêu dùng có thể là nhiệm vụ khó khăn hơn đối với các nhà hoạch định chính sách. Không ít người đã rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc chậm trả lương do dịch bệnh. Lệnh phong tỏa buộc họ phải ở trong nhà và dùng tới các khoản tiết kiệm để sống qua ngày, lâu dần tạo ra tâm lý dè xẻn khi chi tiêu.

Đối với một thế hệ thanh niên Trung Quốc nổi tiếng với những cuộc mua sắm kiểu Mỹ, việc tiết kiệm hóa ra lại có sức hút bất ngờ.

Chloe Cao, một dịch giả tiếng Pháp sống tại Bắc Kinh, cho biết từng chi hơn 200 USD một tháng khi đi ăn ngoài quán, 70 USD một tháng cho các cửa hàng cà phê và 170 USD cho một tuýp kem dưỡng da nhập khẩu. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp, cô phải tự nấu ăn, tự pha cà phê và mua kem dưỡng Trung Quốc trị giá 28 USD.

"Sức chi tiêu của tôi lúc trước với hiện nay như một trời một vực. Sau này khi tìm được công việc, tôi sẽ cố gắng tiết kiệm và không quay trở lại thói quen tiêu xài như cũ", Cao chia sẻ.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 2

Một nhà máy của Dongfeng Honda tại Vũ Hán, Trung Quốc. Các nhà máy Trung Quốc đang hoạt động trở lại, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa dám chi tiêu nhiều. Ảnh: NY Times

Giải quyết bài toán sức mua sẽ là vấn đề mà Mỹ cũng như các quốc gia châu Âu phải giải quyết, một khi lên kế hoạch dỡ bỏ các lệnh phong tỏa. Ngay cả khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, thách thức thực sự có thể nằm ở việc cho phép hoặc thuyết phục người tiêu dùng tiêu tiền trở lại.

Theo một số phép đo, nền kinh tế Trung Quốc đang trở lại đúng hướng. Đến cuối tháng 2, hầu hết các nhà máy và mỏ khai khoáng đã mở cửa trở lại. Sản lượng công nghiệp tăng trở lại mức gần kỷ lục.

Còn một số phân tích khác cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn hết sức khập khiễng. Doanh số bán lẻ, vốn duy trì mạnh mẽ trong các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đã giảm gần1/6 trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các khu công nghiệp Trung Quốc phát ra ít ánh đèn hơn so với một năm trước, điều này cho thấy các công trình xây dựng và các nhà máy không còn được vận hành liên tục 24/24.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 3

Các khu trung tâm thương mại một thời sầm uất của Bắc Kinh nay chỉ lác đác ít khách hàng lui tới. Ảnh: NY Times 

Ngay cả việc mở cửa các nhà máy cũng không hoàn toàn bền vững. Khách hàng ở Mỹ và Châu Âu cũng không còn thói quen mua hàng Trung Quốc như trước đây. Các cửa hàng bách hóa ở Mỹ cũng đã hủy bỏ nhiều đơn hàng từ phía Trung Quốc.

Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Trung Quốc đạt 5,9% trong tháng 3. Tuy nhiên, ông Larry Hu - chuyên gia tại ngân hàng Macquarie Securities, ước tính tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong năm nay.

Tỷ lệ thực sự có thể lên tới 20% nếu bao gồm lao động nhập cư từ khu vực nông thôn, theo một ước tính từ Zhongtai Securities, một công ty môi giới Trung Quốc.

Tổng doanh số của đồ nội thất, quần áo, đồ gia dụng và đồ trang sức đã giảm 1/4 cho tới 1/3 vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Trên đường phố và trong các trung tâm thương mại, hầu hết các cửa hàng chỉ có nhân viên và vắng bóng khách hàng.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 4

Phần lớn các cửa tiệm chỉ có nhân viên mà vắng bóng khách hàng. Ảnh: NY Times

Liang Tonghui, một người bán trái cây tại Bắc Kinh, cho biết các lao động nhập cư như anh hiện đang chật vật để kiếm sống trên đường phố.

"Tới cuối ngày, tôi phải giảm gần một nửa giá nhưng cũng chẳng có ai mua. Nhiều người vẫn chưa chịu ra khỏi nhà khiến doanh thu của tôi sa sút thảm hại", người đàn ông tới từ tỉnh Hà Nam chia sẻ.

Một số nhà kinh tế đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc làm nhiều hơn để giúp đỡ người tiêu dùng. Trong khi Mỹ và các quốc gia khác đã tung ra các chương trình chi tiêu lớn bao gồm thanh toán trực tiếp cho các hộ gia đình, thì phía Bắc Kinh chưa có động thái cụ thể nào, một phần vì lo ngại về các khoản nợ nần.

Người tiêu dùng không dám móc hầu bao: Cơn đau đầu của Trung Quốc ảnh 5

Đại dịch đã khiến ngành dịch vụ bán lẻ tại Trung Quốc rơi vào cảnh điêu đứng bởi người tiêu dùng không dám ra khỏi nhà và chi tiêu vừa đủ. Ảnh: NY Times

Không có người mua sắm, ngành bán lẻ - một trong những nhân tố quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc - sẽ tiếp tục gánh chịu thiệt hại.

Peng Fei từng làm việc bán thời gian tại một cửa hàng thời trang trước khi đại dịch bùng phát khiến anh thất nghiệp. Chàng trai này hiện đã phải cắt giảm phần lớn các khoản chi tiêu không cần thiết như tập gym hay đi chơi với bạn bè. "Trước đây, tôi chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết", Peng nói.

Cú sốc dịch bệnh và lệnh phong tỏa đã khiến nhiều người phải xem lại các ưu tiên chi tiêu của họ.

Chen Ke làm việc cho một công ty tổ chức sự kiện thể thao tại Thượng Hải, dịch bệnh khiến tình hình tài chính của anh trở nên kiệt quệ. Chen sau đó phải làm người giao đồ ăn suốt vài tháng qua và chỉ dám ăn mỳ tôm ở nhà.

"Thu nhập của tôi thường xuyên rủng rỉnh trong ngày, nhưng tất cả chỉ là những con số", Chen nói. "Mỗi chuyến giao đồ ăn hiện tại thường rất thấp so với tiền lương trước đây của tôi. Tôi đã nhận ra việc kiếm tiền trong giai đoạn này cực khổ tới cỡ nào".

Rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc đó là người tiêu dùng tỏ ra rất thận trọng khi chi tiêu. Chính phủ nước này đã dành nhiều năm để mở rộng mạng lưới an sinh xã hội của mình để khuyến khích người dân tiêu tiền thay vì tiết kiệm đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Nhờ vốn tiếng Pháp, Chloe Cao không bao giờ lo lắng về việc tiền nong bởi các công việc luôn có sẵn. Tài sản giá trị nhất của cô gái 29 tuổi này đó là một tủ đầy ắp túi xách.

Một ngày trong thời gian cách ly, Cao lôi hết đống túi xách ra ngoài và trải lên giường rồi tự vấn. "Tôi đã bỏ quá nhiều tiền vào những thứ này. Làm thế nào chúng giúp tôi vượt qua giai đoạn này đây?".

Hiện vẫn chưa rõ liệu xu hướng tiết kiệm của người tiêu dùng Trung Quốc có kéo dài cho tới khi vaccine được phổ biến và cuộc sống bình thường trở lại hay không. Nhưng hiện tại, không ít người đã thay đổi cách suy nghĩ về chi tiêu.

"Nếu tôi bị bệnh nặng hay bị mất việc trong tương lai thì sao?", Cao đặt câu hỏi. "Tôi nghĩ rằng từ bây giờ mình sẽ phải có một khoản tiền tiết kiệm trong tài khoản để đề phòng những trường hợp hy hữu như hiện tại".

Theo NY Times
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.