Triều Tiên toan tính gì sau những vụ phóng thử tên lửa?

(Ngày Nay) - Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa hoặc phô trương kho vũ khí của mình, nhằm gợi ý rằng họ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán.
Tên lửa siêu thanh được Triều Tiên phóng ngày 28/9. (Ảnh: Yonhap)
Tên lửa siêu thanh được Triều Tiên phóng ngày 28/9. (Ảnh: Yonhap)

Chiến lược "hai mũi nhọn"

Tuần trước, Triều Tiên đã gợi ý về khả năng tổ chức các cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều và cho biết họ sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với nước láng giềng. Họ cũng liên tục phô diễn sức mạnh quân sự, sau khi phóng thử tên lửa siêu thanh,tên lửa phòng không. Ngày 16/9, họ cũng phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu hoả, động thái mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gọi là "khó hiểu".

Một lần nữa, Triều Tiên lại sử dụng chiến lược "hai mũi nhọn", cho phép nước này vừa phô diễn sức mạnh quân sự, vừa tránh nguy cơ bị trả đũa hoặc bỏ lỡ cơ hội đối thoại.

Triều Tiên toan tính gì sau những vụ phóng thử tên lửa? ảnh 1

Người dân Hàn Quốc theo dõi cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh ngày 28/9 của Triều Tiên trên một bản tin. (Ảnh: AP)

Những vụ thử tên lửa trên như một lời nhắc nhở rằng, kho vũ khí của Triều Tiên đang ngày một đáng gờm và tinh vi hơn. Theo Kim Dong-yub, chuyên gia về vũ khí tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên, vụ thử tên lửa phòng không hôm 30/9 cho thấy Triều Tiên đang chế tạo một loại vũ khí tương tự như S-400 của Nga - một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, chưa thể coi đó là mối đe doạ trực tiếp với Mỹ, hay thế giới. Triều Tiên vẫn rất cẩn trọng: họ chỉ thử nghiệm những tên lửa tầm ngắn hoặc vẫn đang trong quá trình phát triển, chứ không thử nghiệm vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, để tránh các biện pháp trừng phạt nặng hơn từ phía Mỹ.

"Triều Tiên đang rất cẩn thận để không vượt qua lằn ranh đỏ. Các vụ thử tên lửa này báo hiệu rằng họ quan tâm đến đối thoại và đàm phán,” Yang Moo-jin, Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên ở Seoul, cho biết.

Chiến lược hai mũi nhọn của Triều Tiên đang được triển khai vào một thời điểm ngoại giao phức tạp. Tổng thống Moon Jae-in đang khao khát nối lại đàm phán liên Triều - nỗ lực cuối cùng để củng cố di sản chính trị trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden không hứng thú trong việc bình thường hoá quan hệ với Triều Tiên.

Triều Tiên toan tính gì sau những vụ phóng thử tên lửa? ảnh 2

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Moon Jae-in tại biên giới hai nước tháng 4/2018. (Ảnh: Reuters)

Sự đối nghịch quan điểm của hai cường quốc trên chính là thứ nhà lãnh đạo của Triều Tiên Kim Jong-un có thể khai thác.

Trước đó, ông Kim Jong-un đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump 3 lần từ 2018-2019, trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh với một tổng thống Mỹ đương nhiệm. Nhưng ông Kim Jong-un đã thất bại trong việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt lên đất nước của mình. Sau đó, đại dịch COVID-19 tiếp tục khiến nền kinh tế Triều Tiên sa sút.

Bài toán khó cho cả Mỹ và Triều Tiên

Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc đã hy vọng rằng, ảnh hưởng kép của các biện pháp trừng phạt và đại dịch lên nền kinh tế sẽ khiến những cuộc đàm phán với Triều Tiên dễ dàng hơn nhiều. Nhưng ông Kim Jong-un đã chứng minh điều ngược lại.

Kể từ cuộc đàm phán thất bại với ông Donald Trump năm 2019, ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ vực dậy nền kinh tế, song song với việc tiếp tục kho vũ khí hạt nhân - "đòn bẩy" ngoại giao số 1 của Triều Tiên. Ông cũng sẵn sàng chống lại mọi động thái từ phía Mỹ, mà ông cho là "thách thức chính phủ Triều Tiên".

Chính quyền ông Biden đã nhiều lần thúc giục Triều Tiên quay lại đàm phán. Tuy nhiên, ông Kim Jong-un cho biết Triều Tiên sẽ tiếp tục từ chối, nếu Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt, “chính sách thù địch” và tổ chức tập trận quân sự chung hàng năm với Hàn Quốc.

Triều Tiên toan tính gì sau những vụ phóng thử tên lửa? ảnh 3

Ông Kim Jong-un (trái) và ông Donald Trump trong cuộc gặp tại khách sạn Metropole, Hà Nội hôm 28/2/2019. (Ảnh: AFP)

Trong những cuộc đàm phán với ông Trump, ông Kim Jong-un đã nói rằng Triều Tiên muốn cắt giảm vũ khí hạt nhân hơn là phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Nếu Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt, Triều Tiên sẵn sàng dỡ bỏ một số cơ sở hạt nhân trên bán đảo. Nhưng ông Trump đã từ chối.

"Mỹ đang chào hàng một sự trao đổi về ngoại giao và 'đối thoại không cần điều kiện tiên quyết'. Nhưng đó chỉ là thủ đoạn để lừa dối cộng đồng quốc tế và che giấu các hành vi thù địch của mình," ông Kim Jong-un tuyên bố.

Theo nhận định của Leif-Eric Easley, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, Triều Tiên sẽ không tham gia cuộc đàm phán hướng tới phi hạt nhân hóa, chỉ để tuân thủ các quy định của LHQ.

Lập trường cứng rắn của Triều Tiên đang đẩy Mỹ vào thế khó. Nếu Triều Tiên muốn đàm phán chỉ để được nới lỏng các biện pháp trừng phạt, Mỹ sẽ miễn cưỡng tham gia. Còn nếu không chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ rất có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội kìm hãm đà phát triển của kho vũ khí Triều Tiên, và châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Phía bên kia, ông Kim Jong-un cũng không thể thực hiện những hành động khiêu khích gây sốc như năm 2017, khi Triều Tiên 3 lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và 1 lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Những hành động như vậy sẽ gia tăng căng thẳng mạnh mẽ, khiến LHQ áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn, và có thể khiến Trung Quốc nổi giận.

Vì vậy, vấn đề Triều Tiên cần giải quyết là làm thế nào để buộc Mỹ phải quay trở lại bàn đàm phán, mà không làm các đồng minh lâu năm là Trung Quốc và Nga phật ý.

Triều Tiên toan tính gì sau những vụ phóng thử tên lửa? ảnh 4

Hình ảnh tên lửa ICBM Triều Tiên trong một vụ thử nghiệm. (Ảnh: ifuun.com)

Hàn Quốc có thể là "chìa khoá" cho Triều Tiên

Theo giới chuyên gia, câu trả lời có thể đến từ chính quyền Tổng thống Moon Jae-in. Nỗ lực không ngừng nghỉ để nối lại đàm phán liên Triều của Hàn Quốc có thể là chìa khoá để Triều Tiên giải bài toán khó của mình.

Đề cập tới nỗ lực xây dựng hòa bình thông qua 3 cuộc gặp với ông Kim jong-un năm 2018, ông Moon Jae-in cho biết: "Đó là số phận của chính phủ chúng tôi.”

Phía bên kia, ông Kim Jong-un cũng truyền đi thông điệp hoà giải. “Chúng tôi không có mục đích hay lý do nào để khiêu khích Hàn Quốc, và không muốn làm hại quốc gia này."

Theo Cheong Seong-chang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Sejong, (Hàn Quốc), Triều Tiên đang kéo Hàn Quốc về phe mình để chiếm lợi thế trên bàn đàm phán với Mỹ. Một số chuyên gia khác cho rằng, Triều Tiên còn dựa vào Hàn Quốc để buộc Mỹ phải chủ động đối thoại.

Ngày 30/9 vừa qua, Sung Kim - Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, cho biết Washington sẽ viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên như một cách để "bật đèn xanh" cho đàm phán.

Nhưng giới chuyên gia cho rằng, Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa.

"Tôi không chắc viện trợ nhân đạo là đủ để Triều Tiên chấp nhận đàm phán, do họ đang bắt buộc phải nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài do ảnh hưởng của đại dịch. Thứ Triều Tiên thực sự muốn, là Mỹ sẽ nới lỏng các lệnh trừng phạt và đảm bảo an ninh cho họ," Giáo sư Yang thuộc Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên nhận định.

Theo New York Times
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.