Vì sao Triều Tiên chưa thử hạt nhân lần thứ sáu?

(Ngày Nay) - Giới phân tích từng cho rằng Bình Nhưỡng sẽ thử hạt nhân lần sáu vào ngày 25/4 nhân dịp kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm này đã không diễn ra như dự đoán.
 
 
Bức ảnh được KCNA công bố tháng 9/2016 cho thấy Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đang đứng bên thiết bị hạt nhân được gọi là "quả cầu disco".
Bức ảnh được KCNA công bố tháng 9/2016 cho thấy Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đang đứng bên thiết bị hạt nhân được gọi là "quả cầu disco".
Đã hơn một tháng kể từ khi các quan chức tình báo Mỹ và Hàn Quốc công khai tuyên bố Triều Tiên sắp thử vũ khí hạt nhân, và gần hai tuần kể từ khi bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên được cho là sẵn sàng cho đợt thử hạt nhân lần 6.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, một đợt thử hạt nhân mới vẫn chưa xảy ra theo dự đoán của cộng đồng quốc tế, mặc dù Triều Tiên vừa tổ chức kỉ niệm nhiều ngày lễ quan trọng.
Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn nãy?
Muốn thu hút sự quan tâm của thế giới?
Một quan chức Mỹ hôm qua, 25/4 tiết lộ với CNN rằng quân đội Mỹ đã quan sát thấy nhiều hoạt động bất thường tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, bao gồm việc đào bới tại cửa một đường hầm. Điều này cho thấy Triều Tiên vẫn chưa hoàn tất công tác chuẩn bị cho việc thử hạt nhân.
Vì sao Triều Tiên chưa thử hạt nhân lần thứ sáu? ảnh 1 

Ảnh chụp khu vực thử hạt nhân Punggye-ri từ vệ tinh được công bố trên trang 38 North.

Trả lời CNN, Jean Lee – một giảng viên chuyên nghiên cứu về Triều Tiên nhận định: “Tôi nghĩ việc Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân là có thật. Nhưng có lẽ họ đã điều chỉnh thời gian vì phải cân nhắc nhiều yếu tố”.
Ông Lee cho biết: “Các cuộc thử hạt nhân thường được tiến hành theo một vài chu kỳ có thể đoán trước được, thường trùng vào các ngày lễ lớn của Triều Tiên hoặc vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng trên thế giới.”
Gần đây nhất, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa vào ngày 16/4 nhân dịp kỉ niệm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Nhiều nguồn tin từng dự đoán Bình Nhưỡng sẽ thử hạt nhân vào ngày 25/4, đúng dịp kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân. Tuy nhiên, thay vì thử hạt nhân, Triều Tiên lại tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn.
Mốc thời gian tiếp theo mà giới phân tích quốc tế dự đoán Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân là ngày 25/6, đúng dịp kỉ niệm 67 năm nổ ra Chiến tranh Triều Tiên.
Bằng việc tiến hành những hoạt động bất thường tại bãi thử, sau đó trì hoãn quá trình thử hạt nhân, Triều Tiên dường như đang muốn điều khiển thế giới theo ý mình.
“Bình Nhưỡng muốn được ông Trump cùng các nhà lãnh đạo thế giới chú ý. Và họ đã làm được điều đó. Mục tiêu cuối cùng của Bĩnh Nhưỡng rất rõ ràng: có được một vũ khí hạt nhân có thể tiếp cận Mỹ.
Việc xác định rõ ý định và khả năng của mình đã khiến cho Triều Tiên có nhiều lợi thế khi đối phó với kẻ thù. Vì không ai ngoài các quan chức thân cận của Kim Jong-un có thể biết chắc những bước đi tiếp theo của Bình Nhưỡng”, ông Lee nói.
Muốn trì hoãn để thương lượng với Mỹ?
Michael Hayden – cựu Giám đốc CIA từng dự đoán Triều Tiên có thể chạm tới Seattle (Mỹ) bằng một vũ khí hạt nhân gắn trên một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trước đó, một loạt ảnh được công bố hồi tháng 3/2016 cho thấy ông Kim Jong-un đã cho triển khai cái được gọi là “vũ khí hạt nhân thu nhỏ”. Các nhà phân tích gọi nó là “quả bóng disco”, và sự xuất hiện của thiết bị này đã khiến thế giới lo lắng về tiềm lực hạt nhân của Triều Tiên.
Sau cuộc thử nghiệm hạt nhân hồi tháng 9/2016, Bình Nhưỡng tuyên bố đã kích nổ một đầu đạn hạt nhân nhỏ có thể gắn được trên tên lửa. Tuy nhiên thông tin này chưa được xác minh.
Tong Zhao – một thành viên thuộc Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh dự đoán sau 5 lần thử nghiệm, Triều Tiên đã có khả năng tạo ra một vũ khí hạt nhân thu nhỏ, phù hợp với việc gắn vào tên lửa.
Việc tiến hành thêm nhiều lần thử nghiệm, theo Zhao, chỉ là cách để Triều Tiên tăng sản lượng hoặc sức mạnh đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên việc này gần như không mang nhiều ý nghĩa, vì chỉ cần Triều Tiên thực sự sở hữu công nghệ sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ là đã có thể khiến cả thế giới khiếp sợ.
"Điều này đồng nghĩa với việc Bình Nhưỡng có thể trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ các cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp theo và dùng việc này để thương lượng với Mỹ nhằm đạt được các thảo thuận có lợi", Zhao nhận định
Sức ép từ cộng đồng quốc tế có tác dụng?
Áp lực từ Trung Quốc và Mỹ có thể là một yếu tố khiến Triều Tiên tiếp tục trì hoãn việc thử hạt nhân lần sáu.
Trung Quốc – người ủng hộ quan trọng nhất và nền kinh tế có ảnh hướng nhất tới Triều Tiên dường như cũng đang chán ngán với những hành vi bất ổn của người hàng xóm.
Nếu Bắc Kinh muốn trừng phạt Bình Nhưỡng bằng các biện pháp nghiêm ngặt như ngừng xuất khẩu dầu thì nền kinh tế Triều Tiên sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Về phía Washington, Tổng thống Trump tuyên bố rằng quân đội Mỹ đang cân nhắc rất nhiều biện pháp, bao gồm cả hành động quân sự để đối phó với Triều Tiên.
Chứng minh cho tuyên bố của mình, ông Trump đã điều tàu sân bay USS Carl Vinson đến sát bán đảo Triều Tiên trong một động thái được cho là nhằm phô trương lực lượng.
Ngoài ra, Tổng thống Trump từng trực tiếp điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thúc giục Bắc Kinh có những biện pháp mạnh để ngăn chặn sự hung hăng của Bình Nhưỡng.
“Nếu Bình Nhưỡng thực sự tin rằng ông Trump nghiêm túc về việc cân nhắc tiến hành tấn công quân sự, thì rất có thể Kim Jong-un sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
Tình hình nguy hiểm hiện nay có thể sẽ tạo điều kiện để đàm phán ngoại giao thành công”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William J. Perry chia sẻ với CNN.
Theo Tiền Phong
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.