Gói bánh chưng ở Nhật Bản

Ngoài kia, trời đang lạnh tới dưới âm độ, nhưng trong này, nồi bánh chưng đang đỏ lửa và tiếng cười nói vẫn râm ran tưởng như không bao giờ dứt.
Gói bánh chưng ở Nhật Bản
Ngoài kia, trời đang lạnh tới dưới âm độ, nhưng trong này, nồi bánh chưng đang đỏ lửa và tiếng cười nói vẫn râm ran tưởng như không bao giờ dứt.
Thế mới hiểu Tết ở đâu cũng là Tết nếu đó là cái Tết trong lòng mình.
Sang Nhật Bản đã 25 năm nhưng chỉ một lần duy nhất về ăn Tết ở Việt Nam. Lý do thật đơn giản: Nhật Bản ăn Tết tây, nên lúc cái Tết Nguyên đán đến ở Việt Nam thì ở Nhật đang là học kỳ ba, các con không thể nghỉ được. Vì thế năm nào mình cũng cố gắng làm những món ăn Tết truyền thống để các con biết về văn hóa Tết của quê mẹ ngoài những truyền thống văn hóa Tết của Nhật Bản.
Cũng chính vì vậy mà người Việt Nam sống ở đây cũng không thể nghỉ để “ăn Tết” đúng vào Tết như ở nhà được. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, chùa Nishinkutsu, nơi có sư cô Thích Tâm Trí tu học, tổ chức Thanh niên học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (Vysa)... và nhiều tổ chức khác cũng vậy, đều tổ chức những buổi liên hoan Tết vào những dịp thuận lợi nhất để nhiều người Việt sống xa quê được tìm về với không khí Tết ấm áp, thân thương.
Năm nào đến Tết, cũng hì hục gói bánh chưng một mình. Thỉnh thoảng có năm hẹn được vài người bạn Việt Nam cũng lấy chồng Nhật Bản, tụ tập lại gói bánh chưng, làm vài món ăn ngày Tết và cái quan trọng hơn là ngồi lại với nhau, cùng nhớ về những ngày Tết, chính xác hơn là những ngày trước Tết, ngày xưa, khi ta còn ở nhà. Tranh nhau kể, tranh nhau nói. Cười đó mà buồn buồn tủi tủi. Mùi bánh chưng luộc nồng nồng, ngái ngái nhắc nhớ lại những ngày bé, ngồi canh nồi bánh chưng to đùng với cô bạn cùng xóm. Đun nước tắm với hạt mùi lần lượt cho mọi người trong nhà tắm. Tối đến thủ sẵn mấy củ khoai, củ sắn, vừa nướng ăn vừa thủ thỉ đủ thứ chuyện trên đời.
Năm nay, cô bạn thân cũng gọi điện, hẹn hò trước cả mấy tháng “Chị ơi, mình tổ chức gọi bánh chưng đi, nhân tiện lâu lắm rồi không gặp nhau. Em có mấy cô người bạn Nhật, họ cũng muốn học gói bánh chưng chị ạ”.
Lúc mới sang Nhật Bản, khi nói “Tôi là người Việt Nam” thì không ít người hỏi “Thế cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc chưa?”, hay “Hai em Việt-chan và Đức-chan thế nào rồi? “ (Chan là từ tiếng Nhật, dùng để gọi trẻ em một cách thân mật). Dần dà, những từ “thuyền nhân”, “chiến tranh” đã dần bị quên đi, thay vào đó là những từ như “Áo dài đẹp lắm”, “Phở rất ngon”, “Tôi thích nem rán”... trở nên quen thuộc. Thế nhưng “bánh chưng” thì khác, món ăn mà không phải là món ăn. Đã có mấy ai biết và thích, trừ những người thật sự yêu thích và quan tâm nhiều tới Việt Nam. Vậy mà nay có người không những thích ăn bánh chưng mà lại còn muốn được xem gói và học gói nữa. Thế mới biết 25 năm là một quãng thời gian dài tới mức nào!
Gói bánh chưng ở Nhật Bản - anh 1

Lá dong không có, nhưng lá chuối thì sẵn do nhiều người châu Á sinh sống ở Nhật Bản cần có lá chuối để chế biến nhiều món ăn của nước mình. Vả lại Nhật Bản tuy là nước ôn đới nhưng lại có đảo Okinawa nằm ở phía Nam, được coi gần như là nhiệt đới nên rất sẵn lá chuối. Chỉ hơi đắt một chút, 1.000 yên/một cân. Nhưng không sao, cả năm có một lần gói bánh chưng. Xa xỉ tí cho hên cả năm.

Mọi thứ chuẩn bị đã xong xuôi, cô bạn gần tuổi mình nhất thì cũng đôi khi gói nhưng ngồi gói được một cái thì “em không gói bằng tay bao giờ nên chịu thôi”. Cô em khác, trẻ hơn một chút thì “Ngày nhỏ toàn má em gói, em chỉ chạy loanh quanh thôi chị. Chị cho em chụp cái ảnh làm kỷ niệm cái...”. Còn mấy em nhỏ hơn hẳn thì thậm chí không có quan tâm gì tới cái chiếu có đám lá chuối xanh đã luộc mềm, có cái rá đựng đậu vàng ươm, gạo nếp trắng đã xóc muối và nồi thịt ba chỉ đã ướp tiêu mắm thơm nồng nàn.

Cuối cùng chỉ còn ba cô người Nhật là mặc tạp dề đàng hoàng, tay áo xắn lên, ngồi bắt chân vòng tròn cho giống “cô giáo” (cách gọi của người Nhật đối với người dạy một cái gì đó) dù phụ nữ Nhật Bản thường chỉ có ngồi hai chân gập ra đằng sau hoặc ngồi gập hai hai chân sang bên, chứ không bao giờ được phép ngồi khoanh chân bằng tròn, vì đó là cách ngồi của nam giới. “Cô ơi, lá đặt thế này được chưa?”, “Cô ơi, sao cái bánh nó lại ra hình chữ nhật như vậy?”, rồi “Cô ơi, cái này không thể gói được nữa, cứu em với!” ... Rộn ràng cả chiếu bánh chưng.

Một giờ trôi qua, những tiếng gọi “kêu cứu” đã lắng xuống, chỉ còn tiếng xúc gạo soạt soạt, tiếng bẻ lá và buộc dây và tiếng cười nhẹ mãn nguyện “Xong. Cái này vuông và đẹp hơn nhiều rồi!” , “Để tận sang năm chắc quên mất, độ hai tháng nữa, cây chuối nhà mình ra lá, mình sẽ gói tiếp cho khỏi quên”. Ô, lại có cả cây chuối nữa kia à? Vâng, em muốn gói bánh chưng nên năm ngoái đi ngang qua công viên thấy có bụi chuối mọc dại, hỏi xin người ta đánh cho mấy cây. Năm nay đã lớn lắm rồi. Nhưng mùa này lạnh nó trụi hết lá. Chỉ độ mấy tháng nữa ấm là có lá thôi. Khi có tình yêu, người ta có thể tìm mọi cách để thể hiện tình yêu đó.

Giờ thì nồi bánh chưng đã sôi. Trong khi chờ đợi, chủ nhà mang ra nào gỏi bắp cải trộn tôm thịt, nào bánh phồng tôm, nào bún thịt quay, rau thơm, nước chấm... Mùi bánh chưng luộc, mùi nước mắm, rau thơm quyện lẫn tiếng cười nói rộn ràng, tiếng Việt xen lẫn tiếng Nhật làm căn phòng rộng rãi bỗng dưng chật hẳn lại.

Ngoài kia, trời đang lạnh tới dưới âm độ, nhưng trong này, nồi bánh chưng đang đỏ lửa và tiếng cười nói vẫn râm ran tưởng như không bao giờ dứt.

Thế mới hiểu Tết ở đâu cũng là Tết nếu đó là cái Tết trong lòng mình.

>>> Xem thêm

Việt Nam lọt top những điểm đến hàng đầu năm 2015

Cửa Đại lọt Top 25 bãi biển hàng đầu châu Á

Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam chúc Tết dịp Xuân Ất Mùi 2015

Hợp tác cùng Thời Nay

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.